Thông tin chung: Ngày nhận bài: 23/06/2019 Ngày nhận bài sửa: 30/07/2019 Ngày duyệt đăng: 31/10/2019 Title: Determine factors that influence Winter-Spring rice yield at Agro-ecological zone of West Sea Coastal region of the MeKong Delta Từ khóa: Hệ thống thủy lợi, sản xuất lúa, năng suất lúa, xâm nhập mặn Keywords: Rice production, rice yield, salinity, water irrigation | ABSTRACT This study is aimed to determine factors that influence Winter-Spring rice yield at Agro-ecological zone of West Sea Coastal region, the MeKong Delta, Viet Nam. There were 224 households who plant rice with 295 rice fields in Ca Mau and Kien Giang provinces selected during the interview.The multiple linear regression analysis was used to assess variables significantly influencing rice yield. The result illustrated that rice yield was affected by seven variables; namely number of fertilizer application, number of herbicide application, farm status, irrigation, salinization status, seeding method, and harvest method. Results also showed that rice yields increased with raising number of fertilizer or herbicide applications. Besides, application of the monoculture field had higher level of productivity than that of inter-cropping or multi-cropping. The fields with water irrigation system yielded more than those without irrigation investment. As a result, mechanizing rice harvest and direct seeding method had a positively effect to rice productivity. Nevertheless, this paper also showed that salinization negatively affected to the Winter-Spring rice yield. TÓM TẮT Bài viết trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân tại vùng sinh thái nông nghiệp ven biển Tây ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu đã khảo sát 224 hộ nông dân với 295 thửa ruộng tại hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến nhằm ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018 của nông hộ. Qua đó cho thấy, năng suất trồng lúa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm: số lần bón phân, số lần xịt thuốc diệt cỏ, tình trạng canh tác, hệ thống thủy lợi, tình trạng xâm nhập mặn, phương pháp xuống giống, và phương pháp thu hoạch. Trong đó, số lần bón phân và số lần xịt thuốc diệt cỏ làm tăng năng suất lúa. Bên cạnh đó, mô hình độc canh lúa cho hiệu quả cao hơn mô hình xen canh lúa về năng suất. Thửa ruộng có hệ thống tưới tiêu cũng có năng suất cao hơn so với thửa ruộng sử dụng nước trời. Kết quả cũng cho thấy, thửa ruộng sử dụng phương pháp thu hoạch bằng cơ giới và phương pháp sạ trực tiếp cho năng suất cao hơn thửa ruộng sử dụng phương pháp thu hoạch khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy xâm nhập mặn có tác động tiêu cực đến năng suất lúa. |