Thông tin chung: Ngày nhận bài: 22/05/2020 Ngày nhận bài sửa: 22/07/2020 Ngày duyệt đăng: 28/12/2020 Title: Evaluation of changes in gross primary production of different land cover types in the Mekong Delta Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, MODIS, tổng sản lượng sơ cấp, viễn thám Keywords: Mekong Delta, MODIS, gross primary production, remote sensing | ABSTRACT The research is aimed to analyze gross primary production (GPP) of different land cover types in the Mekong Delta in 2018 using remote sensing data. This study used in total 92 MODIS MOD17A2 images with 500 m spatial resolution and 8-day composite,. The MRT tool was used to reproject MODIS product, LDOPE software were used to filter the good quality pixels for further analysis of GPP to assure the quality of research. The results showed that, GPP of forest was the highest (about 7.23 gC/m2/day) among land use types; rice crops and upland crop followed with GPP from 3-5 gC/m2/day and 3.12 gC/m2/day, respectively; GPP of shrimp farm areas was lowest (about 1 gC/m2/day). In general, the total amounts of GPP for whole Mekong Delta was about 3,107.37 tons C/year, whereas GPP of rice-crops were highest in year 2018. In detail, GPP of mono-rice crop (Winter Spring), double-rice crop (Winter Spring – Summer Autumn) and triple-rice crop (Winter Spring – Summer Autumn – Autumn Winter) were about 51.31 tons C/year (1.65%), 1,063.93 tons C/year (34.24%), and 1,161.52 tons C/year (37.38%), respectively; GPP of rice-upland crop was about 56.31 tons C/year (1.81%), rice – shrimp was about 166.63 tons C/year (5.36%), and forest was at 607.66 tons C/year (19.56%). In conclusion, different land cover types absorbs different amount of carbon and vary in different periods of year. TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá tổng sản lượng sơ cấp (GPP) của các nhóm thực phủ chính khu vực ĐBSCL năm 2018. Tổng cộng 92 ảnh MODIS MOD17A2 có độ phân giải không gian 500 m, độ phân giải thời gian 8 ngày được sử dụng trong nghiên cứu này. Công cụ MRT sử dụng để chuyển ảnh về đúng hệ tọa độ và quy chiếu, phần mềm LDOPE áp dụng nhằm chọn lọc các điểm ảnh đạt chất lượng tốt sử dụng trong các phân tích GPP để nâng cao độ tin cậy của nghiên cứu. Kết quả cho thấy, GPP rừng đạt giá trị cao nhất khoảng 7,23 gC/m2/ngày, tiếp theo là lúa từ 3 – 5 gC/m2/ngày, màu (3,12 gC/m2/ngày) và vùng canh tác tôm có giá trị thấp nhất (1 gC/m2/ngày). Tính toán trên toàn khu vực ĐBSCL, GPP năm 2018 đạt khoảng 3.107,37 tấnC/năm, trong đó tổng GPP của lúa cao hơn các kiểu thực phủ khác. Cụ thể, canh tác 1 vụ lúa (ĐX) chiếm khoảng 51,31 tấnC/năm (1,65%), canh tác 2 vụ lúa (ĐX-HT) khoảng 1.063,93 tấnC/năm (34,24%), canh tác 3 vụ lúa (ĐX-HT-TĐ) khoảng 1.161,52 tấnC/năm (37,38%), lúa – màu khoảng 56,31 tấnC/năm (1,81%), lúa – tôm khoảng 166,63 tấnC/năm (5,36%) và nhóm hiện trạng rừng khoảng 607,66 tấnC/năm (19,56%). Nhìn chung, mỗi nhóm thực phủ khác nhau có khả năng hấp thu một lượng carbon khác nhau và biến đổi các thời điểm trong năm. |