Page 33 - Bản tin Đại học Cần Thơ - Số 1 năm 2019
P. 33

GÓC SINH VIÊN
                                                                                 GÓC SINH VIÊN
                                       SÔNG QUÊ




                                                            Quách Minh Vinh, Chính trị học Khóa 41

            Trong ca khúc “Trở về dòng sông tuổi thơ”, có đoạn viết:

                                    “Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà
                                     Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi”

            Đó không chỉ là tiếng lòng của riêng Hoàng Hiệp mà còn là tâm sự chung của những ai được
          sinh ra và lớn lên nơi thôn quê. Có thể nói, tuổi thơ của những đứa trẻ quê bao giờ cũng trôi qua
          bên dòng sông hiền hòa, chứng kiến những tháng ngày khó khăn, thiếu thốn nhưng luôn được bao
          bọc, chở che bởi sự ấm áp của tình yêu thương.

            Con sông quê tôi chỉ là một nhánh sông nhỏ, không có tên gọi cụ thể. Kể ra cũng lạ, từ khi cái
          xóm Dừa được lập nên thì đã thấy dòng sông hiện hữu. Thế nhưng, cũng suốt ngần ấy năm, người
          dân trong xóm không hề biết dòng sông ấy tên gì, cũng chẳng ai buồn đặt tên. Mà nếu có tên, chắc
          hẳn cái tên của dòng sông sẽ chỉ được gói gọn trong một chữ: “Sông”. Có lẽ, vì đã quá thân thuộc
          nên người ta xem nó là một điều hiển nhiên, không nhất thiết phải cố công tìm hiểu nữa. Tôi thấy
          điều này thật thú vị! Bởi đôi khi, làm một dòng sông vô danh cũng tốt. Khi đấy, dòng sông sẽ được
          sống một cuộc đời bình lặng, với dòng nước dịu ngọt được mang đi khắp nơi và tắm mát tâm hồn
          bao thế hệ con người.

            Tôi lớn lên đã nghe bà, nghe mẹ hát dân ca. Bà bảo “Các con nghe dân ca thì sẽ ngoan hơn,
          chăm học hơn, sẽ không biết làm điều xấu, điều ác”. Đúng thật, lời dân ca ngọt ngào, đằm thắm
          như vị dìu dịu của dòng sông quê tôi vậy. Nó cứ âm thầm đi sâu vào tiềm thức, hướng chúng tôi
          đến những giá trị tốt đẹp ở đời. Mãi cho đến tận bây giờ, những lời ca điệu lý: Lý trái mướp, Lý con
          cóc, Lý cái mơn... vẫn còn lưu giữ trong trí nhớ của tôi, như một liều thuốc tinh thần, xoa dịu, an ủi
          tôi mỗi khi tôi gặp áp lực, buồn bã, thất vọng.

            Một đặc trưng văn hóa của quê hương tôi là nghệ thuật Đờn ca tài tử. Cứ sau mỗi vụ mùa thu
          hoạch, bà con hàng xóm lại cùng nhau ngồi dưới bóng dừa, uống ly rượu đế, giữa đêm trăng sáng
          mà gảy đờn và say trong từng câu hát. Tôi không phải là một đứa trẻ giỏi Đờn ca tài tử, nhưng
          cũng góp nhặt được vài ba câu quen thuộc:

                                               “Từ là từ phu tướng
                                          Bảo kiếm sắc phong lên đàng
                                           Vào ra luống trông tin chàng
                                             Năm canh mơ màng...”

                                                                       (Dạ cổ hoài lang-Cao Văn Lầu)

            Trong tâm khảm người dân quê tôi, tiếng hát chính là phương tiện giúp xua tan bao phiền muộn,
          mệt nhọc của những ngày dài lao động. Sự hòa quyện giữa tiếng đàn, tiếng hát và tiếng lòng con
          người tạo nên một không gian du dương, thanh tao, thấm đẫm chất thơ của đất trời. Tôi có cảm
          tưởng như tiếng đàn đang mềm mại khua sóng, đẩy từng giọt nước bay lên và nhảy múa trên mặt
          sông. Dòng sông chở khúc dân ca. Sông dặt dìu ánh trăng, hương lúa. Sông bắt nhịp cầu tre lắc
          lẻo. Và sông gắn kết hạnh phúc của những người nông dân.




                                                                                                31
                                                              BẢN
                                                              BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠTIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ  31
   28   29   30   31   32   33   34   35   36