Page 32 - Bản tin Đại học Cần Thơ - Số 3 năm 2019
P. 32

GƯƠNG ĐIỂN HÌNH













         Với  hơn  23  năm  kinh
       nghiệm  trong  giảng  dạy  và
       nghiên cứu, TS. Lương Vinh
       Quốc Danh đã truyền nhiều
       cảm  hứng  cho  học  trò  và
       đồng nghiệp của mình.



                                      TS. Lương Vinh Quốc Danh trả lời phỏng vấn tại Hội thảo Công nghệ và giải pháp
                                      năng lượng ứng dụng trong nông nghiệp hiện đại-Sự kiện Techdemo 2018.


                 TS. Lương Vinh Quốc Danh - Người mang đến

         nguồn năng lượng tích cực cho sinh viên và đồng nghiệp

                                                             Trần Nhựt Khải Hoàn, Khoa Công nghệ


              TIÊN  PHONG  TRONG  VIỆC  PHÁT  ĐỘNG  VÀ  ÁP
            DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC TÍCH CỰC

               ừ một trong số các sinh viên xuất sắc của ngành Điện tử Khoá 17 (1991-1996) - khoá đào
               tạo Kỹ sư điện tử đầu tiên của Trường ĐHCT, TS. Lương Vinh Quốc Danh đã là Trưởng Bộ
         Tmôn Điện tử Viễn thông, Khoa Công nghệ, Trường ĐHCT. Sau hơn 23 năm gắn bó với công
         tác giảng dạy và nghiên cứu, thầy Danh luôn đi tiên phong trong việc phát động và triển khai áp
         dụng các phương pháp dạy-học tích cực trong việc tổ chức giảng dạy các môn lý thuyết và thực
         hành tại Bộ môn.
            Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ trong hơn mười năm qua đòi hỏi
         các trường đại học liên tục cải tiến chương trình đào tạo và phương pháp dạy-học để có thể đào
         tạo nguồn nhân lực trình độ kỹ sư không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt, có khả năng tự học, mà
         còn phải được trang bị các kỹ năng cơ bản như giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc nhóm. Tuy
         nhiên, theo một nghiên cứu công bố năm 2009 của Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, hơn 80%
         sinh viên tốt nghiệp bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng mềm. Số liệu điều tra của Bộ
         Giáo dục và Đào tạo (năm 2011) cho thấy hơn 63% sinh viên ra trường thất nghiệp do thiếu các kỹ
         năng cần thiết. Do vậy, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã và đang tiến hành việc cải tiến chương
         trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy-học nhằm phát triển các kỹ năng cần thiết cho sinh viên,
         đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.
            Từ năm 2011, nhận thấy được tính cấp thiết của việc đổi mới, tại Bộ môn Điện tử Viễn thông,
         tận dụng tối đa tính năng của một số thiết bị từ chương trình Giáo dục Đại học ngành Kỹ thuật

            30     BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36