Thông tin chung: Ngày nhận: 25/10/2014 Ngày chấp nhận: 27/02/2015 Title: Analysis of dragon value chain in Cho Gao District, Tien Giang Province Từ khóa: Chuỗi giá trị, giá trị gia tăng và Thanh Long Keywords: Dragon fruit, value-added, value chain | ABSTRACT Tien Giang is a leading province of dragon production in the Mekong Delta. Cho Gao district has the largest area of dragon in Tien Giang. Cho Gao is high competitive advantage in natural conditions and quality of dragon fruit compared to other regions within the province. However, there are many limitations regarding lack of market information, unstable and low price in season, depending much on Chinese market; small scale production, weak cooperation and limited GAP cultivation, not response to market demands in quantity and quality, more diseases by climate change, lack of processing logistics for producing value-added products. The study applied the value chain approach of Kaplinsky & Morris (2001), the ValueLinks method of GTZ (2007), a set of tools for value chain analysis of Vo Thi Thanh Loc and Nguyen Phu Son (2013) and participation of chain actors. The research objectives are (1) Assessment of production and distribution situations of dragon in Cho Gao district, Tien Giang province, (2) Analysis of dragon value chain, and (3) Suggestion of strategic solutions for upgrading dragon value chain that aims to increase added value of the product in other to help facilitators at all levels develop further policies and better measures for sustainable development of the dragon value chain. TÓM TẮT Tiền Giang là tỉnh sản xuất Thanh Long lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thanh Long Tiền Giang được trồng tập trung ở huyện Chợ Gạo, là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và chất lượng Thanh Long so với trồng ở các vùng khác trong tỉnh. Tuy nhiên, trong sản xuất và tiêu thụ Thanh Long vẫn còn rất nhiều vấn đề như thiếu thông tin thị trường, giá bán chưa ổn định, lệ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc; Nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, hợp tác sản xuất còn yếu, sản xuất theo GAP còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng, giá thấp vào vụ thuận, sâu bệnh nhiều do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiếu hậu cần sơ chế và chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của Thanh Long. Nghiên cứu dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ Eschborn (2007), bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) và sự tham gia của các tác nhân tham gia chuỗi. Mục tiêu nghiên cứu bao gồm (1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ Thanh Long tại huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang, (2) Phân tích chuỗi giá trị Thanh Long và (3) Đề xuất các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm Thanh Long để giúp các nhà hỗ trợ các cấp có đủ cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp hơn để tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững chuỗi ngành hàng Thanh Long. |