Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số Nông nghiệp 2014 (2014) Trang: 9-14
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 26/9/2014

Ngày chấp nhận: 07/11/2014

Title:

Effectiveness of using rice fields to treat polluted water of catfish (Pangasianodon hypophthalmus) pond

Từ khóa:

Cá tra giống, nước thải, đất ngập nước, cánh đồng lúa

Keywords:

Catfish, waste water, rice field

 

ABSTRACT

The purposes of the study ?Effectiveness of using rice fields to treat polluted water of catfish (Pangasianodon hypophthalmus) pond? were to recycle nutrients in wastewater from fish ponds for rice irrigation, reduce inorganic fertilizer application, and decline the discharge of fishpond wastewater to water bodies. The experiments were carried out in farmer?s rice fields including four treatments: (1) freshwater and NPK fertilizer were applied to the rice field. (2) waste water from fish ponds and NPK fertilizers were applied to the rice field. (3) waste water from fishponds and NPK fertilizers (two third of the weight used in treatment (1). (4) waste water from fish ponds  and only potassium fertilizer were applied to the rice field: The results showed that using waste water from fish ponds for irrigating rice field reduced nutrients effectively in all treatments. Total Kjeldahl nitrogen (TKN) removal performance by rice field was 63.66% in treatment (2), which was lower than in treatment (3) (67.5%). The highest removal efficiency was 73.09% observed in treatment (4). Similarly, the highest treating performance of total phosphorus (TP) was 84.58% in treatment (4) and lowest in treatment (2) (78.41%). Besides, the use of waste water from fish ponds for irrigating rice fields could reduce at least one third the amount of fertilizer applied while maintaining the yield of rice.

TóM TắT

Nghiên cứu ?Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ương cá tra? được thực hiện nhằm nghiên cứu tính khả thi của việc tận dụng dinh dưỡng nước ao ương cá tra giống để tưới lúa hạn chế việc sử dụng phân hóa học trên ruộng. Thí nghiệm được bố trí trên ruộng của nông dân tại khu vực nghiên cứu: (1) Dùng nước sông để tưới lúa và bón bổ sung phân vô cơ, (2) Dùng nước ao ương cá tra giống để tưới lúa và bón bổ sung phân NPK, (3) Dùng nước ao ương cá tra giống để tưới lúa và bón bổ sung phân 2/3 NPK, (4) Dùng nước ao ương cá tra giống để tưới lúa và chỉ bón bổ sung phân kali. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sử dụng nước ao ương cá tra giống để tưới lúa cho thấy hiệu quả rõ rệt thông qua việc làm giảm các thông số hóa học ở tất cả các nghiệm thức. Hiệu suất xử lý tổng nitơ Kjeldahl (TKN) đối với điều kiện bón NPK là 63,66% thấp hơn điều kiện bón bổ sung 2/3 NPK (67,5%) và thấp hơn điều kiện chỉ bón bổ sung kali (73,09%).  Tương tự đối với hiệu suất xử lý  tổng lân (TP), cao nhất là ở điều kiện bón bổ sung kali (84,58%) và thấp nhất ở điều kiện bón bổ sung NPK (78,41%). Bên cạnh đó, khi sử dụng nước ao ương cá tra giống để tưới cho cánh đồng lúa có thể giảm ít nhất 1/3 lượng phân bón sử dụng trên đồng ruộng mà vẫn đảm bảo năng suất lúa cho nông dân.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...