Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 41 (2015) Trang: 111-120
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 13/04/2015

Ngày chấp nhận: 21/12/2015

Title:

Comparison of production efficiency between rice-tiger shrimp and rice-white leg shrimp rotation in Kien Giang province

Từ khóa:

Kỹ thuật, tài chính, tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm- lúa luân canh, tỉnh Kiên Giang

Keywords:

Finance, technique, white leg shrimp, tiger shrimp, rice-shrimp rotation, Kien Giang province

ABSTRACT

This study was carried out through direct interview 65 tiger shrimp-rice (TSR) rotation farmers and 62 white leg shrimp-rice (WSR) rotation farmers in An Minh, An Bien, Vinh Thuan and U Minh Thuong, Kien Giang province from September to December 2014. The result showed that TSR farm area (1.66 ha/farm) larger than WSR farm area (1.37 ha/farm) but water level on the flatform was lower respectively 0.52 m and 0.57 m. Shrimp seed size of TSR was larger (PL16) than that in WSR (PL11.9) but stocking density and stocking time were lower (7.8 ind/m2 and 3.49 times) than that in WSR (13.4 ind/m2/cropand 3.74 times/crop). Pellet feeds were supplied for TSR (89.2% household) and WSR (95.5% household), FCRs were 0.45 and 0.67, respectively. First harvest in TSR system was longer (125 days) than in WSR (100 days), harvest sizes were 32.3 and 72.7 inds/kg, respectively. Survival rate and yield of TSR (13.1% and 320 kg/ha/crop) was lower than in WSR (33.0% and 632 kg/ha/crop). Investment cost in WSR was 51.3 VND million, higher 1.89 time compared to TSR and profit was 36.1 and 44.4 VND million/ha/crop, respectively (benefit/cost were 0.66 and 1.65 times). Economic lost household ratio in WSR (22.6%) was higher than in TSR (7.7%). In addition, effective factors on yield and profit of the two farming systems were analysed in this study.

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 65 hộ nuôi tôm sú - lúa (TS-L) và 62 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng - lúa (TT-L) luân canh ở huyện An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang từ tháng 9-12/2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích ruộng nuôi TS-L (1,66 ha/ruộng) lớn hơn TT-L (1,37 ha/ruộng), nhưng có mực nước trên trảng thấp hơn lần lượt là 0,52 m và 0,57 m. Kích cỡ giống thả nuôi ở mô hình TS-L (PL16) lớn hơn TT-L (PL11,9), nhưng mật độ và số lần thả giống thấp hơn (7,8 con/m2 và 3,49 lần) so với TT-L (13,4 con/m2/vụ và 3,74 lần/vụ). Các hộ nuôi có bổ sung thức ăn công nghiệp cho TS-L (89,2% số hộ) và TT-L (95,5% số hộ), với FCR lần lượt là: 0,45 và 0,67. Mô hình TS-L có thời gian thu hoạch lần đầu (125 ngày) dài hơn TT-L (100 ngày), tương ứng kích cỡ thu hoạch là 32,3 và 72,7 con/kg. Tỷ lệ sống và năng suất nuôi TS-L (13,1% và 320 kg/ha/vụ) thấp hơn TT-L (33,0% và 632 kg/ha/vụ). Chi phí đầu tư trong mô hình TT-L là 51,3 tr.đ/ha/vụ, cao gấp 1,89 lần so với TS-L và lợi nhuận tương ứng là 36,1 và 44,4 tr.đ/ha/vụ (tỷ suất lợi nhuận lần lượt là 0,66 và 1,65 lần). Mô hình TT-L có tỷ lệ hộ lỗ (22,6%) cao hơn so với TS-L (7,7%). Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của 2 mô hình cũng được phân tích trong nghiên cứu này.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...