Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 51 (2017) Trang: 31-38
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 17/02/2017

Ngày nhận bài sửa: 20/06/2017

Ngày duyệt đăng: 30/08/2017

 

Title:

Effect of phosphorus blended with dicarboxylic acid polymer (DCAP) on soil available phosphorus and phosphorus uptake of sweet potato, cassava and jam grown on acid sulfate soil under greenhouse condition

Từ khóa:

Dicarboxylic acid polymer (DCAP), đất phèn, hấp thu lân, , khoai lang, khoai mì, khoai mỡ, lân hữu dụng

Keywords:

Acid sulfate soil, available phosphorus, cassava, dicarboxylic acid polymer (DCAP),  jam, phosphorus uptake, sweet potato

ABSTRACT

The objective of this research is to determine effect of phosphorus (P) blended with dicarboxylic acid polymer (DCAP) on soil available P and P uptake of sweet potato, cassava and jam which were cultivated on acid sulfate soil, collected from Phung Hiep, Hau Giang. The greenhouse experiment conducted during February to August 2014, established in randomized complete block design. Five treatments for each crop including: (i) no P; (ii) 30 kg P2O5ha-1 (30P); (iii) 30 kg P2O5ha-1 blended with DCAP (30P+DCAP); (iv) 60 kg P2O5ha-1 (60P) and (v) 60 kg P2O5ha-1 blended with DCAP (60P+DCAP). DCAP was used at level of two part-per-thousand concentrations. Results showed that applying 30P+DCAP made increased soil available P on sweet potato and cassava soils, as compared to 60P application. However, treatment 60P+DCAP did not show increases in soil available p compared to sole application of 60P. Treatment 30P+DCAP made P content in casava equal to 60P application. Treatment P blended with DCAP did not give higher P uptake in sweet potato and jam. In summary, the effectiveness of DCAP is not consistent in increasing P content in soils and crop yield.

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của bón phân lân phối trộn DCAP đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và hấp thu lân của cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ trồng trong nhà lưới trên biểu loại đất phèn được lấy tại xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm nhà lưới từ tháng 2/2014 đến tháng 8/2014, được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức: (i) không bón lân; (ii) bón 30 kg P2O5ha-1(30P); (iii) bón 30 kg P2O5ha-1 phối trộn DCAP (30P+DCAP); (iv) bón 60 kg P2O5ha-1 (60P) và (v) bón 60 kg P2O5ha-1 phối trộn DCAP (60P+DCAP). Chất DCAP được sử dụng ở nồng độ 2‰. Kết quả thí nghiệm cho thấy, bón 30P+ DCAP đã làm gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất trồng khoai mì và khoai mỡ ở cuối vụ, tương đương với bón 60P. Tuy nhiên, phối trộn DCAP với lân ở liều lượng cao hơn (60P) chưa làm gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất so với không phối trộn. Bón phân lân ở liều lượng 30 kg P2O5/ha phối trộn DCAP cho hấp thu lân của cây khoai mì tương đương với bón 60 kg P2O5/ha. Bón lân phối trộn DCAP chưa làm gia tăng hấp thu lân trên cây khoai lang và khoai mỡ. Tóm lại, hiệu quả của DCAP chưa nhất quán trong gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất cây trồng.

Trích dẫn: Lê Văn Dang, Lâm Ngọc Phương, Phan Văn Ngoan, Phan Kiên Em và Ngô Ngọc Hưng, 2017. Ảnh hưởng của bón lân phối trộn dicarboxylic acid polymer (DCAP) đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và hấp thu lân của cây khoai lang, khoai mì, khoai mỡ trồng trên đất phèn trong nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 31-38.

Các bài báo khác
Số Nông nghiệp 2016 (2016) Trang: 29-37
Tải về
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 82-87
Tải về
6 (2022) Trang: 68-73
Tạp chí: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam
1012 (2022) Trang: 012039
Tạp chí: IOP Conference Series: Earth and Environmental Science
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...