Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
75B (2012) Trang: 135-142
Tạp chí: Tạp chí Khoa học - Đại học Huế
Liên kết:

Trong những năm qua, sản lượng tôm càng xanh nuôi ngày càng giảm trong khi tôm càng xanh Trung Quốc được nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Để đánh giá sự khác biệt di truyền giữa hai quần đàn tôm càng xanh Việt Nam và Trung Quốc và làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn nguồn gen tôm càng xanh tại Việt Nam, nghiên cứu này đã so sánh sự đa dạng di truyền giữa tôm càng xanh Việt Nam và tôm càng xanh Trung Quốc. Sử dụng phương pháp Microsatellite và RAPD để kiểm tra sự khác biệt di truyền của hai quần đàn tôm càng xanh Việt Nam và Trung Quốc cùng với 6 cặp mồi Microsatellite và 5 mồi ngẫu nhiên RAPD. Kết quả cho thấy chỉ có 1 vệt băng cho mỗi mồi Microsatellite giữa tôm càng xanh Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, khi phân tích RAPD cho thấy có sự khác biệt di truyền giữa 2 quần đàn tôm. Trung bình là 14,9 alen (TCXTQ) và 12,9 alen (TCXVN). Trung bình dị hợp tử, giá trị đa dạng di truyền PIC lần lượt là 0,156; 0,84 ? 0,88 (TCXTQ) và 0,179; 0,86 ? 0,88 (TCXVN), chỉ số Shanmon là 0,242 (TCXTQ), 0,279 (TCXVN). Tôm càng xanh Trung Quốc trong nghiên cứu này là loài Macrobrachium rosenbergii và đã trải qua quá trình thuần dưỡng lâu dài

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...