Về những thành tựu khoa học và công nghệ trong phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), tổng sản lượng cây có hạt tăng từ 12,9 triệu tấn năm 1995 lên khoảng 25,2 triệu tấn năm 2013. Tương tự đối với lĩnh vực thủy sản, tốc độ tăng trung bình của ĐBSCL giai đoạn 1995-2013 là 11,9% với tổng sản lượng nuôi trồng năm 1995 là 266 ngàn tấn và tăng lên 2,26 triệu tấn năm 2013. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, tổng sản lượng về sản phẩm gia súc và gia cầm đạt 4,3 triệu tấn năm 2013, tăng trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn 2000-2013. Về lĩnh vực thủy sản, tổng sản lượng thủy sản của cả nước năm 2013 đạt trên 6 triệu tấn với tốc độ tăng trung bình cho cả giai đoạn 2000-2013 là 7,28%/năm, trong đó khu vực ĐBSCL chiếm hơn 56% tương đương với 3,4 triệu tấn. Tốc độ gia tăng trung bình năm của khu vực là 7,94%/năm. Tổng sản lượng nuôi trồng của khu vực hàng năm chiếm từ 60%-70% của cả nước, tốc độ tăng trung bình của khu vực cao hơn so với cả nước, tương ứng là 13,92% và 12,88%/năm. Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là khu vực có hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho KHCN nông nghiệp cao, mặc dù mức đầu tư bình quân đầu người cho KHCN nông nghiệp đứng hàng thứ sáu trong bảy nước gồm Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Lào, Myanmar và Indonesia và đứng hàng thứ tư về đầu tư trên 1 ha đất nông nghiệp, nhưng là nước có năng suất lúa cao đứng hàng thứ hai, tổng sản lượng chăn nuôi đứng thứ hai và thứ ba về tổng sản lượng thủy sản. Tác động biên của đầu tư KHCN nông nghiệp đến năng suất lúa theo tỷ lệ 1/10, tức là tăng 10% về đầu tư sẽ góp phần gia tăng 1% về năng suất. Đối với lĩnh vực chăn nuôi thì tỷ lệ này là 3,7/10 và thủy sản là 3,2/10, điều này có nghĩa là khi gia tăng đầu tư thêm 1% thì sẽ tăng được 0,37% tổng sản lượng chăn nuôi và 0,32% tổng sản lượng thủy sản.
Võ Hồng Tú, Nguyễn Thùy Trang, 2013. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KHMER KHU VỰC NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 1-8
Võ Hồng Tú, Nguyễn Thùy Trang, 2014. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ NÔNG THÔN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 117-124
Trích dẫn: Võ Hồng Tú, Nguyễn Thùy Trang và Phan Văn Hiệp, 2019. Đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập nông hộ trồng mía tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2D): 150-156.
Trích dẫn: Võ Hồng Tú, Huỳnh Thị Thúy, Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Thùy Trang, 2018. Đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(1D): 203-209.
Trích dẫn: Võ Hồng Tú và Nguyễn Thùy Trang, 2020. Vai trò của chương trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế hộ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4D): 266-273.
Võ Hồng Tú, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Thùy Trang, Lê Văn An, 2012. TÍNH TỔN THƯƠNG SINH KẾ NÔNG HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG LŨ TẠI TỈNH AN GIANG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22b: 294-303
Trích dẫn: Võ Hồng Tú và Nguyễn Thùy Trang, 2020. Phân tích hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6D): 313-321.
Trích dẫn: Võ Hồng Tú và Nguyễn Bích Hồng, 2016. Đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46d: 68-74.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên