Assessing the impacts of mechanization on sugarcane farmers’ income in Hau Giang province
Từ khóa:
Cơ giới hóa, đánh giá tác động, trồng mía
Keywords:
Impact assessment, mechanization, sugarcane production
ABSTRACT
Mechanization is one of the important priorities to reduce costs and to increase competitiveness for sugar industry in Hau Giang province. However, the adoption rate of mechanization is still limited as a part of farmers have not recognized the benefits from mechanization. Therefore, the study was conducted to assess the impact of mechanization on income, particularly the production costs for sugarcane farmers. Based on the results of interviews with 300 farmers cultivating sugarcane in Phung Hiep, Vi Thanh and Nga Bay, the study found that the profit of farmers applied mechanization was at 55.12 million VND/ha, which is higher than that of the non-mechanized farmers at 43.921 million VND/ha. The benefit-cost ratio and benefit-revenue ratio of mechanized farmers were also higher than that of the non-mechanized ones. The results obtained from the Propensity Score Matching method also showed that by using the nearest neighbor matching approach, the total production cost of the mechanized farmers were 16.5 million VND/ha, which is lower than that of the non-mechanized ones; and the difference was 13.1 millionVND/ha by using the radius matching approach. These results showed that the application of mechanization in sugarcane production has positively impacted on the reduction of production costs and contributed to the increase in sugarcane farmers' income.
TÓM TẮT
Cơ giới hóa là một trong những ưu tiên quan trọng nhằm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho ngành hàng mía đường tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, tình hình áp dụng cơ giới hóa vẫn còn hạn chế do một bộ phận nông dân chưa nhận ra những lợi ích mà nó mang lại. Do vậy, nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập, cụ thể là chi phí sản xuất của nông hộ trồng mía. Dựa trên kết quả phỏng vấn 300 nông hộ đang canh tác mía tại ba huyện Phụng Hiệp,Vị Thanh và Ngã Bảy, kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của nông hộ có cơ giới hóa là 55,123 triệu đồng/ha, cao hơn nông hộ không cơ giới hóa là 43,921 triệu đồng/ha. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của mô hình trồng mía có cơ giới hóa cũng cao hơn không có cơ giới hóa. Kết quả ước lượng từ phương pháp PSM (Propensity Score Matching) cũng cho thấy, với phương pháp so sánh cận gần nhất thì tổng chi phí sản xuất của hộ ứng dụng cơ giới hóa thấp hơn hộ không ứng dụng cơ giới là 16,5 triệu đồng/ha và với phương pháp so sánh phạm vi/bán kính thì thấp hơn 13,1 triệu đồng/ha. Từ đó cho thấy, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất mía đã tác động tích cực đến tiết giảm chi phí sản xuất và góp phần nâng cao thu nhập trồng mía của nông hộ.
Trích dẫn: Võ Hồng Tú, Nguyễn Thùy Trang và Phan Văn Hiệp, 2019. Đánh giá tác động của ứng dụng cơ giới hóa đến thu nhập nông hộ trồng mía tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2D): 150-156.
Võ Hồng Tú, Nguyễn Thùy Trang, 2013. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KHMER KHU VỰC NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 1-8
Võ Hồng Tú, Nguyễn Thùy Trang, 2014. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ NÔNG THÔN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 117-124
Trích dẫn: Võ Hồng Tú, Huỳnh Thị Thúy, Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Thùy Trang, 2018. Đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(1D): 203-209.
Trích dẫn: Võ Hồng Tú và Nguyễn Thùy Trang, 2020. Vai trò của chương trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế hộ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4D): 266-273.
Võ Hồng Tú, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Thùy Trang, Lê Văn An, 2012. TÍNH TỔN THƯƠNG SINH KẾ NÔNG HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG LŨ TẠI TỈNH AN GIANG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22b: 294-303
Trích dẫn: Võ Hồng Tú và Nguyễn Thùy Trang, 2020. Phân tích hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6D): 313-321.
Trích dẫn: Võ Hồng Tú và Nguyễn Bích Hồng, 2016. Đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46d: 68-74.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên