Thông tin chung: Ngày nhận bài: 28/07/2017 Ngày nhận bài sửa: 06/10/2017 Ngày duyệt đăng: 26/10/2017 Title: The impact of the groundwater exploitation on groundwater level in Can Tho city Từ khóa: Cao độ mực nước, khai thác, nước dưới đất, tầng Pleistocene Keywords: Exploitation, groundwater, groundwater level, pleistocene aquifer | ABSTRACT The study was carried out to assess groundwater (GW) dynamics affected by the exploitation and usage of GW in the period of 2000-2015, and to understand the hydrogeological characteristics in Can Tho city. The results of this research will be the basis for the input data to calculate and set up GW flow simulation model (Modflow) for further research. Following steps were (i) collecting and synthestizing secondary data (2000-2015) on current status of GW exploitation and monitoring data, (ii) analyzing the collected data to evaluate GW dynamics, and (iii) using geographic information system application to digitize background maps to display information of GW observation wells. The results showed that the Pleistocene aquifer (qp2-3) has currently been exploited, and has the largest number of boreholes in Can Tho city. GW level of Pleistocene aquifer (2000-2015) was decreased from 1.89 m to 4.5 m (average of 3.2 m). The GW level of this aquifer varies at the monitoring sites. The results of this study also provide useful information for development planning in water resources field. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá động thái nước dưới đất (NDĐ) từ việc khai thác, sử dụng nguồn NDĐ trong giai đoạn 2000-2015; và hiểu rõ đặc điểm địa chất thủy văn của thành phố Cần Thơ (TPCT). Kết quả nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho dữ liệu đầu vào để tính toán và lập mô hình mô phỏng dòng chảy NDĐ (Modflow) cho nghiên cứu tiếp theo. Các bước được thực hiện như sau: (i) Thu thập và tổng hợp các số liệu thứ cấp (năm 2000-2015) về hiện trạng khai thác và các số liệu quan trắc NDĐ; (ii) Phân tích số liệu thu thập được nhằm đánh giá động thái NDĐ; và (iii) Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) cũng được sử dụng để số hóa các bản đồ nền nhằm thể hiện thông tin các giếng quan trắc NDĐ trên địa bàn TPCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầng chứa nước Pleistocene (qp2-3) hiện đang được khai thác, và có số lượng lỗ khoan nhiều nhất tại TPCT. Mực NDĐ của tầng này (năm 2000-2015) tụt giảm từ 1,89 đến 4,5 m, trung bình tụt giảm 3,2 m. Mực nước của tầng này có sự thay đổi tại các vị trí quan trắc. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho quy hoạch phát triển ngành. |