Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 39 (2015) Trang: 99-107
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 01/08/2014

Ngày chấp nhận: 19/08/2015

Title:

Isolation and determination of the ability to cause acute hepatopancreatic necrosis syndrome of Vibrio parahaemolitycus bacteria isolated from cultured shrimp in Bac Lieu province

Từ khóa:

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, Vibrio parahaemolyticus, tôm thẻ chân trắng

Keywords:

Acute hepatopancreatic necrosis syndrome, Vibrio parahaemolyticus, Litopenaeus vannamei

ABSTRACT

Acute hepatopancreatic necrosis syndrome (AHPNS) on shrimp is considered as a dangerous disease on shrimp. In Vietnam, the disease appeared in 2010 and caused significant damage to shrimp farming in the Mekong Delta. The study was carried out to isolate, identify and determine the ability to cause AHPNS of bacterial strains isolated from shrimp collected in intensive shrimp ponds in Bac Lieu province which displayed typical pathology of AHPNS such as hepatopancreatic atrophy, empty gut and showed hepatopancreaic changes including disfunction of hepatopancreatic cells, hemocytic infiltration and bacterial infection in histopathological diagnosis. The isolated bacteria were gram-negative, short rod-shaped, motile, positive with oxidase and catalase, fermentation of glucose in both aerobic and anaerobic conditions, colonies grow on thiosulfate citrate bile salt agar with green colored, round, convex and 2-3 mm in diameter. All 3 strains revealed beta hemolysis. The bacteria were identified as Vibrio parahaemolyticus (99.9% ID) by using API 20E kit (BioMerieux). Results of experimental infection in the white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) at 104 CFU/g, 105CFU/g, 106CFU/g showed that bacteria are capable of causing AHPNS pathology similar in shrimp collected from cultured ponds in the groups injected with 105CFU/g (after 9 days) and 106CFU/g (after 6 days).

TÓM TẮT

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) đang được xem là bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào năm 2010 và gây thiệt hại đáng kể cho tôm nuôi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập, định danh và xác định khả năng gây hoại tử gan tụy của chủng vi khuẩn được phân lập từ tôm thu ở những ao nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Bạc Liêu có dấu hiệu lâm sàng của bệnh hoại tử gan tụy như gan tụy teo dai, ruột rỗng kèm theo một số biến đổi mô bệnh học trên vùng gan tụy như sự thoái hóa cấp tính của các tế bào gan, sự tập trung của tế bào máu cùng với nhiễm khuẩn thứ cấp. Các chủng vi khuẩn phân lập được đều là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn, có thể di động, dương tính với các chỉ tiêu oxidase và catalase, lên men đường trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí, có khả năng phát triển trên môi trường thiosulfate citrate bile salt với khuẩn lạc màu xanh, tròn, lồi và đường kính 2-3 mm. Cả 3 chủng đều có khả năng gây tan huyết dạng beta. Các chủng vi khuẩn được định danh là Vibrio parahaemolyticus (99,9% ID) bằng kit API 20E (BioMerieux). Kết quả gây cảm nhiễm trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) khỏe với bốn nghiệm thức (tiêm 1,5% NaCl, 104 CFU/g, 105CFU/g, 106CFU/g) cho thấy vi khuẩn này có khả năng gây hoại tử gan tụy ở nghiệm thức tiêm 105 CFU/g (sau 9 ngày) và 106 CFU/g (sau 6 ngày) với dấu hiệu bệnh lý và mô bệnh học giống như tôm bệnh thu từ tự nhiên.

Các bài báo khác
(2018) Trang: 316 - 341
Tạp chí: Language teaching and learning today 2018 - Proceedings – Diversity and unity of language education in the globalized landscape
(2016) Trang: 651-657
Tạp chí: Hội nghị Cơ điện tử Toàn quốc lần thứ 8, Đại học Cần Thơ, 25-26/11/2016
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...