Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số Nông nghiệp 2016 (2016) Trang: 113-121
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 05/08/2016

Ngày chấp nhận: 24/10/2016

 

Title:

Glucose syrup from rice bran (IR5451 rice variety) by enzyme hydrolysis process

Từ khóa:

Cám gạo, enzyme, tối ưu hóa, thủy phân, dịch đường glucose 

Keywords:

Enzyme, glucose syrup, hydrolysis, optimization,  rice bran

ABSTRACT

The effect of process variables was studied for maximum conversion efficiency of rice bran starch to glucose using crude amylase preparations. The liquefaction process (hydrolysis of starch from rice bran) was conducted at temperature range from 70 to 90oC during 5 to 15 minutes and α-amylase doses 0.75 to 1.25%. The saccharification by using glucoamylase doses 0,75 to 1,25%, temperatures range from 60 to 80oC for 90 to 150 minutes. Full factorial experimental design and response surface methodology (RSM) were used in the design of experiments and analysis of results. It was observed that RSM was meaningful and satisfactory conditions based on 81 experimental units in each hydrolysis step. The predicted model for the lowest viscosity (14,82 cP) and the highest soluble solid content (13,37oBrix) was obtained at the optimal hydrolysis conditions (temperature of 90oC, α-amylase dose 1,17% and 13,36 min of hydrolysis). Reducing sugar content reached optimal efficiency (9,52%) by glucoamylase dose 1% at temperature and hydrolysis time of 73,85oC and 137,52 minutes, respectively.

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm xác định phương pháp xử lý thích hợp để sản xuất dịch đường glucose từ cám gạo theo phương pháp thủy phân bằng enzyme. Tác động của các biến cho tiến trình khác nhau đã được nghiên cứu để thu được hiệu quả chuyển đổi tối đa từ tinh bột cám gạo thành dịch đường glucose bằng biện pháp sử dụng các chế phẩm amylase. Quá trình dịch hóa tinh bột được tiến hành ở nhiệt độ từ 70 - 90oC trong 5 - 15 phút và lượng α-amylase 0,75 -1,25%. Quá trình đường hóa sử dụng glucoamylase với hàm lượng 0,75 - 1,25%, nhiệt độ thủy phân dao động từ 60 đến 80oC trong 90 - 150 phút. Phương pháp thừa số và bề mặt đáp ứng (RSM) được sử dụng trong thiết kế thí nghiệm và phân tích kết quả. Quan sát cho thấy, RSM là phương pháp có ý nghĩa và thỏa đáng dựa trên 81 đơn vị thử nghiệm trong mỗi bước thủy phân. Mô hình dự báo cho độ nhớt thấp nhất (14,82 cP) và giá trị tổng chất khô hòa tan cao nhất (13,37oBrix) đạt được ở các điều kiện thủy phân tối ưu (nhiệt độ 90oC, α-amylase 1,17% và 13,36 phút thủy phân). Hàm lượng đường khử đạt tối ưu (9,52%) với lượng glucoamylase 1% ở nhiệt độ và thời gian thủy phân là 73,85oC và 137,52 phút, tương ứng.

Trích dẫn: Trần Ngọc Liên và Nguyễn Minh Thủy, 2016. Thu nhận dịch đường glucose từ quá trình thủy phân cám gạo (giống IR5451) bằng phương pháp enzyme. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 1): 113-121.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...