Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số Nông nghiệp 2016 (2016) Trang: 28-35
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 05/08/2016

Ngày chấp nhận: 26/10/2016

 

Title:

Effect of actinomycetes on anthracnose disease caused by Colletotrichum sp. on chilli

Từ khóa:

Bệnh thán thư, cây ớt, Colletotrichum sp., xạ khuẩn

Keywords:

Actinomycetes, anthracnose disease, chilli, Colletotrichum sp.

ABSTRACT

The research was conducted in laboratory and nethouse of Plant Protection Department, Can Tho University to screen actinomycete isolates able to control anthracnose disease on chilli caused by Colletotrichum sp. One hundred actinomycete isolates were collected from chilli field in some provinces of the Mekong Delta. The preliminary testing determined 20 isolates capable to inhibit anthracnose fungus in laboratory conditions. Testing the antagonistic ability against anthracnose fungus of those 20 actinomycete isolates done with 5 replications showed that 3 isolates CT10, VL17 and HG03 could reduce mycelial growth of Colletotrichum sp. within the radius of 13.7mm, 12.3mm and 13.5mm, respectively and the antagonistic efficacy of 49.82%, 44.73% and 49.09%, respectively at 9 days after inoculation. On the other hand, the biocontrol ability of the 3 good actinomycete isolates was tested with 5 replications in nethouse conditions. The results showed that all three actinomycete isolates, CT10, VL17 and HG03 were able to control anthracnose disease on chilli. The treatment with HG03 application duplicated at 2 days before and after inoculation showed as high ability to control the disease as of the Carmanthai 800WP (Carbendazim) treatment as based on narrow lesion diameter (9.12mm) and high efficiency of disease reduce (63.17%) at 9 days after testing.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới thuộc Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ nhằm mục tiêu tìm ra các chủng xạ khuẩn có khả năng quản lý bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Kết quả đã phân lập được 100 chủng xạ khuẩn từ đất trồng ớt ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đánh giá sơ khởi, nghiên cứu chọn được 20 chủng nấm có khả năng đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên ớt. Khả năng đối kháng của 20 chủng xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp. được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 3 chủng xạ khuẩn CT10, VL17 và HG03 luôn thể hiện sự đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp. qua các thời điểm khảo sát với bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 13,7 mm; 12,3 mm, 13,5 mm và hiệu suất đối kháng lần lượt là 49,82%; 44,73% và 49,09% ở thời điểm 9 ngày sau khi cấy (NSKC). Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên ớt của 3 chủng xạ khuẩn CT10, VL17 và HG03 được thực hiện trong điều kiện nhà lưới với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, cả 3 chủng xạ khuẩn thí nghiệm đều có khả năng phòng trị bệnh thán thư trên ớt, trong đó chủng HG03 ở thời điểm kết hợp phun 2 ngày trước và 2 ngày sau lây bệnh nhân tạo cho hiệu quả phòng trị bệnh cao tương đương nghiệm thức thuốc hóa học Carmanthai 800WP (Carbendazim) thông qua đường kính vết bệnh thấp là 9,12 mm và hiệu quả giảm bệnh cao là 63,17% ở thời điểm 9 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo.

Trích dẫn: Đổ Văn Sử và Lê Minh Tường, 2016. Hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh thán thư trên cây ớt do nấm Colletotrichum sp.. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 28-35.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...