Thông tin chung: Ngày nhận bài: 02/03/2018 Ngày nhận bài sửa: 27/04/2018 Ngày duyệt đăng: 29/10/2018 Title: Effects of foliar spraying of Kalanchoe pinnata leaf extract on rice bacterial leaf blight involving phenylalanine ammonia-lyase and polyphenol oxidase activities in induced resistance Từ khóa: Cháy bìa lá, Kalanchoe pinnata, kích kháng, lúa, sống đời, Xanthomonas oryzae pv. oryzae Keywords: Bacterial leaf blight, induced resistance, Kalanchoe pinnata, life plant, rice, Xanthomonas oryzae pv. oryzae | ABSTRACT Bacterial leaf blight of rice caused by Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) is a destructive disease which constrains the production of this staple crop in many rice-cultivation regions. This study aims at testing for the disease-reducing effects and demonstrating the involvement of induced resistance in the observed effects of an aqueous leaf extract of Kalanchoe pinnata (life plant) using foliar spraying. A total of six concentrations (1, 2, 3, 4, 5 and 10% [w/v]) of the plant extract were sprayed at 14 or 7 days before inoculation. Under greenhouse conditions, 1% at 14 days before inoculation was the lowest concentration at which the extract showed the disease-reducing effects similar to those of the chemical control at all assessment time points (7, 14, and 21 days after inoculation). Induction of systemic resistance was shown by the increased accumulation of the two enzymes phenylalanine ammonia-lyase and polyphenol oxidase following foliar spraying with the K. pinnata extract and challenge inoculation with Xoo. TÓM TẮT Bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại về năng suất và kinh tế. Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát hiệu quả giảm bệnh và cơ chế kích thích tính kháng bệnh (kích kháng) liên quan đến enzyme phenylalanine ammonia-lyase và polyphenol oxidase của dịch trích lá sống đời (Kalanchoe pinnata) bằng biện pháp phun qua lá đối với bệnh cháy bìa lá lúa. Dịch trích lá sống đời được khảo sát ở các nồng độ 1, 2, 3, 4, 5 và 10% (w/v) bằng phương pháp phun qua lá tại thời điểm 7 và 14 ngày trước chủng bệnh. Hiệu quả giảm bệnh được đánh giá thông qua khả năng làm giảm chiều dài vết bệnh trên lá. Trong điều kiện nhà lưới, nghiệm thức phun dịch trích 1% tại 14 ngày trước chủng bệnh thể hiện hiệu quả giảm bệnh đến 21 ngày sau chủng bệnh. Cơ chế kích kháng có liên quan đến khả năng giảm bệnh cháy bìa lá lúa của dịch trích lá sống đời. Điều này được chứng minh thông qua khảo sát hoạt tính enzyme phenylalanine ammonia-lyase và polyphenol oxidase. Khi cây lúa được phun dịch trích và được chủng bệnh với vi khuẩn Xoo, hoạt tính hai enzyme tăng, trong đó phenylalanine ammonia-lyase tăng tại thời điểm 2 ngày sau chủng bệnh, còn polyphenol oxidase tăng tại 4 ngày sau chủng bệnh. |