Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
15 (2019) Trang: 17-22
Tạp chí: Tạp chí NN & PTNT
Liên kết:

Lúa mùa nổi thích ứng tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu, đặc biệt vùng có mực nước sâu như ở An Giang, nên việc bảo tồn vùng lúa mùa nổi và sự đa dạng sinh học ở vùng sinh thái này đã và đang được thực hiện. Mục tiêu của nghiên cứu là tuyển chọn những dòng vi khuẩn nội sinh lúa mùa nổi có khả năng hòa tan photpho tốt nhất. Tổng số 80 dòng vi khuẩn nội sinh lúa mùa nổi được phân lập trên môi trường LGI và NFb. Trong đó, bốn dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan P cao nhất được phân lập từ môi trường LGI là 7-LR6b, 7-LR6a, 4-LT6a, và 5-LT6a, với lượng P được hòa tan từ 14,55 – 21,17 mg P2O5 L-1. Bốn dòng vi khuẩn 16-NT6a, 31-NRT6, 24-NT6, 9-NT6 phân lập từ môi trường NFb có khả năng hòa tan P cao khác biệt ý nghĩa thống kê so với các dòng vi khuẩn còn lại, với hàm lượng P được hòa tan 4,41 - 6,35 mg P2O5 L-1 sau 15 ngày ủ. Hai dòng vi khuẩn 5-LT6a, và 16-NT6a có tiềm năng nhất sẽ được định danh. Mặc dù khả năng hòa tan P của vi khuẩn nội sinh từ cây lúa mùa nổi được đánh giá trong điều kiện in-vitro, cần đánh giá ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn này đến sự phát triển và năng suất lúa mùa nổi.

Các bài báo khác
Tập 55, Số CĐ Công nghệ Sinh học (2019) Trang: 133-140
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...