Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trong Trần Sỹ Nam và Trần Bá Linh (2021) Trang: 101-121
Tạp chí: Tác động của hệ thống đê bao khép kín đến sinh thái môi trường - Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh An Giang
Liên kết:

Tại tỉnh An Giang, vùng đồng lụt ven sông là vùng sinh thái nông nghiệp có diện tích đê bao lớn nhất. Điều này là do gia tăng hoạt động thâm canh nông nghiệp và là một trong những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng, đặc biệt là các loài thực vật hoang dã. Khu vực này có 80 loài tự nhiên và 150 loài được trồng; Họ Fabaceae, Poaceae, Asteraceae và Cucurbitaceae có sự đa dạng loài nhất. Mặc dù, vùng đồng lụt hở có diện tích đê bao ít hơn, nhưng do đất bị phèn, chua nhiều nên chỉ có 74 loài tự nhiên và 68 loài cây trồng. Các họ đa dạng là Poaceae, Fabaceae và Cucurbitaceae. Ở khu vực này tồn tại nhiều loài quý hiếm hơn vùng đồng lụt ven sông như Lúa ma (Oryza rufipogon), Cà na (Elaeocarpus hygrophilus) và giống lúa mùa nổi. Ở vùng đồng lụt ven sông, cây thân gỗ đa dạng cao, trong khi ở vùng đồng lụt hở, cây thân gỗ chiếm ưu thế cao. Cây thân thảo kém đa dạng hơn ở các HST nông nghiệp, đặc biệt là ở vùng đồng lụt ven sông. Ở vùng đồng lụt ven sông, vai trò của đất và tác động người dân đến sự đa dạng thực vật là như nhau, do đất (7,0%) và do con người (6,1%). Ở vùng đồng lụt hở, sự kết hợp giữa tác động con người và yếu tố đất đã quyết định 20,8% sự đa dạng của thực vật. Tập quán canh tác và sở thích trồng của người dân làm tăng sự đa dạng cây thân gỗ, trong khi kiểm soát cỏ dại và làm đất đã làm suy giảm sự đa dạng của cây thân thảo.

 
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...