Abstract
Forest fire and different water managements in dry season may have strong impact on soil characteristics in U Minh Ha national reserve in Ca Mau City in Vietnam. Therefore, this study aimed at investigating chemical characteristics of soil in the core zone where water was kept submerged almost all year and in the surroundings area where water was drained naturally in both peat forest and in burnt peat forest. Soil samples were taken in four different layers: surface peat layer, peat material adjacent to mineral layer, mineral layer and sulfuric layer in the core area and in surrounding area, in every 2-3 months. Result showed that fresh pH and EC of peat layer in the core area (4.8 and 0.18 mS /cm) were similar in the peat layer and in the surroundings (4.9 and 0.15 mS /cm). Available Fe and Mn extracted by NH4_EDTA pH 7 of peat layer in the surroundings (4474 mg/kg Fe and 170 mg/kg Mn, respectively) were higher than those in the core area (1509 mg/kg Fe and 80 mg/kg Mn, respectively). Keeping water in submerged condition in the dry season reduced accumulation of Fe and Mn in peat materials, but prolonged submerged condition may affect plant growth; therefore suitable water management should be investigated in the core area.
Keywords: peat soil, sulfuric horizon, U Minh Ha national reserve, burnt peat forest.
Title: Chemical characteristics of peat soil in the surroundings area and in the core zone in U Minh Ha National Reserve in Ca Mau province, Vietnam
Tóm tắt
Việc cháy rừng và các biện pháp quản lý nước khác nhau nhằm hạn chế cháy rừng vào mùa khô có thể ảnh hưởng đến tính chất hóa học môi trường đất và nước ở Vườn Quốc Gia U Minh Hạ - Cà Mau. Do đó mục tiêu của đề tài là: (1) Khảo sát đặc tính hóa học trong đất trong điều kiện giữ nước trong mùa khô ở vùng lõi và thoát nước tự nhiên ở vùng ngoại biên ở cả hai khu vực rừng than bùn tái sinh và rừng than bùn bị cháy. Mẫu đất được lấy ba lần lặp lại ở bốn tầng riêng biệt: than bùn tầng mặt, than bùn trên tầng khoáng, tầng đất khoáng và tầng sulfuric tại khu vực vùng lõi và vùng ngoại biên, mỗi 2 ? 3 tháng/lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy: pH và EC đất tươi ở vùng ngoại biên (4.9 ± 0.1 và 0.18mS/cm ± 0.03) đạt tương tự ở vùng lõi (4.8 ± 0.06 and 0.15mS/cm ± 0.02). Hàm lượng Fe (4474mg/kg) và Mn (170mg/kg) trích bằng EDTA pH 7 ở vùng ngoại biên đạt cao hơn vùng lõi (1509mg/kg Fe và 80mg/kg Mn, theo thứ tự). Việc quản lý nước ngập ở khu vực vùng lõi làm giảm hàm lượng Fe và Mn trong vật liệu than bùn, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng. Do đó biện pháp quản lý nước thích hợp trong vùng lõi cần được khảo sát.
Từ khóa: đất than bùn, tầng sulfuric, Vườn quốc gia U Minh Hạ, rừng than bùn bị cháy