Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
(2014) Trang: 304
Tạp chí: Hội nghị Khoa học lần thư IX, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia TPHCM, ngày 21/11/ 2014.
Liên kết: http://

Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát mối quan hệ của sự tích lũy cacbon trong cây với các tính chất đất trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đề  tài tập trung nghiên cứu ba vấn đề: (1) khảo sát sinh khối cây và sự tích lũy cacbon trong cây (2) mối quan hệ giữa sinh khối, tích lũy cacbon trong cây với các tính chất đất trên ba địa hình tương ứng với ba loài cây chiếm ưu thế là Mắm trắng (Avicennia alba), Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) và Vẹt tách (Bruguiera parviflora). Bằng phương pháp lập ô định vị, khảo sát đo đạc thực tế và phân tích phòng thí nghiệm đề tài đạt được kết quả: Sinh khối và tích lũy cacbon giữa các loài cây có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, trong đó giữa hai loài Mắm Trắng và Vẹt Tách không có khác biệt, giữa Đước Đôi và loài Vẹt Tách không có khác biệt, tuy nhiên giữa loài Đước Đôi và loài Mắm Trắng khác biệt có ý nghĩa. Sinh khối và tích lũy cacbon ở loài Mắm Trắng là thấp nhất, tiếp đến là Vẹt Tách, sinh khối và tích lũy cacbon cây Đước Đôi là cao nhất. Các tính chất đất Eh, pH, độ mặn của nước trong đất có xu hướng giảm dần từ địa hình cao với loài cây Vẹt Tách chiếm ưu thế đến địa hình trung bình với loài Đước Đôi chiếm ưu thế và thấp nhất là địa hình thấp với loài Mắm Trắng chiếm ưu thế. Chưa tìm thấy ảnh hưởng bởi của tính chất đất đến sinh khối và tích lũy cacbon trong cây.  

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...