Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 48 (2017) Trang: 18-26
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 28/07/2016

Ngày chấp nhận: 24/02/2017

Title:

Exploitation status of bighead catfish (Clarias macrocephalus) in the Mekong Delta

Từ khóa:

Cá trê vàng, ngư cụ khai thác, sản lượng, nguồn lợi thủy sản

Keywords:

Bighead catfish, fishing gear, yeild, fisheries resources

ABSTRACT

An evaluation on exploiting bighead catfish (Clarias macrocephalus) in the Mekong Delta was conducted from 7/2015 to 6/2016, through direct interviews of 118 fishermen catching bighead catfish in five provinces including An Giang, Dong Thap, Long An, Hau Giang, and Ca Mau. The results showed that bighead catfish was caught mainly in rice fields (49.5% in the rainy season and 52.1% in the dry season) and in canals (15.2%). Fishing season of bighead catfish was all year round. There were 13 gears used to exploit bighead catfish, in which commonly used ones included gillnets, trap, electricity shock, trawl net, lift net and bottom trap. Sizes of fish varied in the range of 5–300 g. Yields were lower in the rainy season than in the dry one (16.4 kg/household/season and 113.5 kg/household/season, respectively). The highest yield and income (127.3 kg/household/year and 6.4 million dongs/household/year, respectively) were found in Ca Mau province. Declines in bighead catfish resources were mainly caused by small floods, closed dikes, the use of electricity shock and small mesh sizes for fishing. Currently, bighead catfish fishery has not been profitable for fishermen in the investigated areas.

TÓM TẮT

Đánh giá hiện trạng khai thác cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2016, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 118 hộ khai thác cá trê vàng tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Hậu Giang và Cà Mau. Kết quả cho thấy cá trê vàng phân bố chủ yếu trên ruộng (49,5% trong mùa mưa và 52,1% trong mùa khô) và kênh rạch (15,2%). Khai thác cá trê vàng diễn ra quanh năm. Có 13 ngư cụ được sử dụng để khai thác cá trê vàng, phổ biến là lưới rê, dớn, xuyệt điện, cào rập, chụp lưới và lú bát quái. Kích cỡ khai thác đa dạng, dao động từ 5-300 g/con. Mùa mưa sản lượng cá trê vàng thấp hơn mùa khô (16,4 kg/hộ/vụ và 113,5 kg/hộ/vụ). Cà Mau có sản lượng và thu nhập từ khai thác cá trê vàng ở nông hộ cao nhất trong các tỉnh nghiên cứu (127,3 kg/hộ/năm và 6,4 triệu đồng/hộ/năm). Những yếu tố chính làm cho nguồn lợi cá trê vàng bị suy giảm gồm nước lũ thấp, bao đê, việc sử dụng xung điện và kích thước mắt lưới nhỏ để đánh bắt cá. Hiện nay, nghề khai thác cá trê vàng không mang lại lợi nhuận cho ngư dân.

Trích dẫn: Lê Nguyễn Ngọc Thảo, Trần Đắc Định và Dương Thúy Yên, 2017. Hiện trạng khai thác cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48b: 18-26.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...