Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
62 (2020) Trang: 29-34
Tạp chí: Khoa học & Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng đối kháng trực tiếp của các giống lúa OM (4498, 3536, 5930,
2395, 6976, 7347, 5451 và N406) với cỏ lồng vực nước, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cải bẹ xanh và cải xoong trong điều
kiện phòng thí nghiệm. 10 hạt lúa nứt nanh được đặt cho nảy mầm trên đĩa petri trong 48 giờ. Sau đó, 10 hạt cỏ lồng
vực nước, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cải bẹ xanh hoặc cải xoong đã ngâm ủ vừa nứt nanh được đưa vào trồng chung xen
kẽ với cây lúa mầm trong buồng nuôi cây (25°C, 80-100 μE m-2 s-1) có điều chỉnh 12 giờ sáng tối xen kẽ trong 48 giờ
tiếp theo. Phần trăm ức chế chiều dài thân và rễ của các loại cây thử nghiệm khi trồng chung với các giống lúa khác
nhau được ghi nhận. Kết quả cho thấy, các giống lúa OM nêu trên đều cho hiệu quả ức chế đối với sự sinh trưởng
của các loại cây thử nghiệm ở các mức độ khác nhau. Trong đó, giống OM 5930 ức chế trung bình cao nhất (47,0%)
đối với chiều dài thân và rễ của các loại cây thử nghiệm so với các giống lúa còn lại. Cụ thể là cỏ lồng vực nước (28,9
và 40,4%), cỏ đuôi phụng (47,1 và 48,7%), cỏ chác (49,8 và 57,5%), cải bẹ xanh (45,0 và 46,6%), cải xoong (44,8 và
58,3%). Kết quả đã chỉ ra là tất cả các giống lúa thử nghiệm đều ít nhiều có chứa chất đối kháng thực vật, những
chất này đã rỉ ra từ rễ cây lúa và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của hạt mầm các loài cây thử nghiệm
bao gồm cỏ lồng vực nước, cỏ đuôi phụng và cỏ chác. Việc nghiên cứu ứng dụng các giống lúa này trong chương
trình phòng trừ sinh học các loài cỏ dại trên thông qua hiện tượng đối kháng cỏ trong cây lúa là rất khả thi và hứa
hẹn nhiều thành công trong tương lai

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...