Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
(2016) Trang: 221-227
Tạp chí: Hội nghị khoa học Quản lý đất đai vùng ĐBSCL lần thứ nhất năm 2016, tại trường Đại học Cần Thơ ngày 24/11/2016
Liên kết:

Đề tài thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố gây tổn thương, xác định vùng bị tổn thương và đánh giá mức độ tổn thương đối với đất nông nghiệp cho vùng ven biển Tây Đồng bằng sông Cửu Long trên 5 mô hình canh tác gồm: lúa 3 vụ, lúa 2 vụ, lúa 1 vụ, lúa tôm và chuyên tôm. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCE) cho 9 yếu tố tự nhiên gồm: nhiệt độ, khô hạn, thời gian mặn, nhiễm mặn, thời gian ngập, ngập, mưa, bão và thời gian các mùa thay đổi để xác định được các yếu tố gây tổn thương cho từng mô hình sản xuất đồng thời áp dụng kỹ thuật GIS để phân tích giá trị tổn thương cho từng phân cấp đơn tính dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu và thành lập bản đồ tổn thương cho vùng ven biển Tây Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 mô hình canh tác hiện tại bị ảnh hưởng bởi 6 yếu tố tác động gồm: thời gian mặn, nhiễm mặn, thời gian ngập, ngập, khô hạn và mưa. Các mô hình trồng lúa (lúa 3 vụ, lúa 2 vụ và lúa 1 vụ) bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính là nhiễm mặn, thời gian ngập và thời gian mặn. Mô hình lúa tôm và chuyên tôm bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính là thời gian mặn, ngập và mưa. Bên cạnh đó, nghiên cứu xác định được 5 mức độ tổn thương gồm: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao trên từng mô hình theo kịch bản biến đổi khí hậu (năm hiện tại, năm 2030 và 2050), trong đó mô hình trồng lúa phần lớn diện tích bị tổn thương ở mức thấp (chiếm khoảng 63%) và mô hình nuôi tôm bị tổn thương ở mức trung bình (chiếm khoảng 60%)

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...