Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 54, Số 6 (2018) Trang: 98-107
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 08/12/2017

Ngày nhận bài sửa: 22/12/2017

Ngày duyệt đăng: 30/08/2018

 

Title:

Comparison of technical and financial aspects of inshore trawlers and gill nets in Bac Lieu province

Từ khóa:

Bạc Liêu, kỹ thuật, lưới kéo, lưới rê, tài chính, thuận lợi và khó khăn

Keywords:

Advantages and disadvantages, Bac Lieu, finance, gill net, trawler, technique

ABSTRACT

The study on the fishing activities of inshore trawlers and inshore gill nets was conducted from March to December 2017 in Bac Lieu province. The results showed that the inshore trawlers and inshore gill nets had highest number of fishing boats and yields. Trawlers and gill nets can capture whole year round, and the main fishing season was from November to coming April. The scale of gill net boats was (41.3±14.2 CV), larger than that (36.1±15.1 CV) of trawl boats. The yield and ratio of trash fish of gill nets were (13.5±3.9 tons/year; 16.8%) lower than those (18.7±2.4 tons/year; 41.2%) of trawlers, but profits and benefit ratios of gill nets (429±311 million VND, 1.05±1.03 times, respectively) were higher than those of trawlers (162±162 million VND, 0.68±0.64 times, respectively). Therefore, in the future, government should promote developing gill nets and restrict development of trawlers. For the sustainable development of trawl nets and gill nets, the development and management of fisheries resources should be promoted, supporting fishermen to access low interest rates to invest in production, and training fishermen to use fishing equipment to increase their fishing efficiency.

TÓM TẮT

Nghiên cứu hoạt động khai thác của nghề lưới kéo ven bờ và lưới rê ven bờ được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 12/2017 ở tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy nghề lưới kéo và nghề lưới rê là hai nghề có số lượng tàu và sản lượng nhiều nhất so với các nghề khai thác thủy sản còn lại. Nghề lưới kéo và lưới rê có thể khai thác quanh năm, mùa vụ khai thác thủy sản chính tập trung từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Qui mô tàu lưới rê (41,3±14,2 CV) lớn hơn tàu lưới kéo (36,1±15,1 CV). Sản lượng và tỉ lệ cá tạp của nghề lưới rê (13,5±3,9 tấn/năm; 16,8%) thấp hơn nghề lưới kéo (18,7±2,4 tấn/năm; 41,2%), nhưng lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của nghề lưới rê (429±311 triệu đồng, 1,05±1,03 lần) cao hơn nghề lưới kéo (162±162 triệu đồng, 0,68±0,64 lần). Vì vậy, trong tương lai, cơ quan quản lý nên ưu tiên phát triển nghề lưới rê và hạn chế phát triển nghề lưới kéo. Để nghề khai thác thủy sản ven bờ phát triển ổn định cần đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất, và tập huấn ngư dân biết sử dụng các thiết bị khai thác nhằm tăng hiệu quả khai thác của họ.

Trích dẫn: Lê Văn Chí và Nguyễn Thanh Long, 2018. So sánh khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề
lưới kéo và lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6B): 98-107.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...