Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 54, Số CĐ Nông nghiệp (2018) Trang: 117-125
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 21/05/2018
Ngày nhận bài sửa: 08/06/2018

Ngày duyệt đăng: 03/08/2018

 

Title:

Using response surface methodology to optimize parameters of enzymatice process for increasing juice yield and bioactive compounds from gandaria Bouea macrophylla (Griffith) fruits

Từ khóa:

Enzyme, hiệu suất thu hồi, hợp chất có hoạt tính sinh học, thanh trà, tối ưu hóa, trích ly

Keywords:

Bioactive compounds, Bouea macrophylla, enzyme, extraction, juice recovery, optimization

ABSTRACT

Bouea macrophyla (Bouea macrophylla Griffith) from Binh Minh, Vinh Long province was used for the study. The effect of extraction conditions, such as types of enzyme (pectinase and hemicellulase) with different concentrations ranging from 0.03 to 0.05% for 30 to 60 mins on juice recovery and the contents of bioactive compounds were studied. The obtained results showed that the sample was treated by pectinase concentration of 0.04% for 45 mins given the highest juice recovery (85.33%). At these treatment conditions, the content of total polyphenols, beta-carotene, vitamin C were 39.42 mgGAE/mL, 0.83 μg/mL, and 32.12%, respectively. Response surface methodology with central composite design was employed to optimize pectinase concentration (0.035¸0.045%) and incubation time (40¸50 mins). Based on response surface and desirability graph, the optimum conditions for extraction of Bouea macrophyla pulp were at the concentration of 0.041% of pectinase enzyme for the incubation time of 43.2 mins resulted in highest juice yield (86.95%), and the contents of polyphenol, beta-carotene and vitamin C were 38.94 mgGAE/mL, 0.83 µg/mL, 32.52 mg%, respectively.

TÓM TẮT

Nghiên cứu quá trình trích ly dịch quả được thực hiện trên trái thanh trà (Bouea macrophylla Griffith) ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh hưởng của điều kiện trích ly, bao gồm: loại enzyme (pectinase và hemicellulase), nồng độ enzyme (0,03¸0,05%) và thời gian trích ly (30¸60 phút) đến hiệu suất thu hồi và hàm lượng các hợp chất sinh học của dịch quả thanh trà được nghiên cứu. Kết quả đạt được cho thấy thịt quả nghiền thanh trà được xử lý với nồng độ enzyme pectinase 0,04% trong 45 phút cho hiệu suất thu hồi dịch quả là cao nhất (85,33%). Với điều kiện xử lý này, hàm lượng các hợp chất sinh học polyphenol tổng, beta-carotene, vitamin C tương ứng là 39,42 mgGAE/mL, 0,83 µg/mL, 32,12 mg%. Thiết kế thí nghiệm tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng với mô hình phức hợp trung tâm được sử dụng để tối ưu nồng độ enzyme pectinase (0,035¸0,045%) và thời gian ủ (40¸50 phút). Dựa vào các biểu đồ và phân tích dữ liệu, điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly dịch quả thanh trà là 0,041% enzyme pectinase và ủ trong thời gian 43,2 phút cho hiệu suất thu hồi (86,95%) cao nhất và hàm lượng polyphenol tổng số, vitamin C, beta-carotene tương ứng là 38,94 mgGAE/mL, 32,52 mg%, 0,83 µg/mL.

Trích dẫn: Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Minh Thủy và Nguyễn Thị Diễm Sương, 2018. Tối ưu hóa các thông số quá trình xử lý enzyme để tăng sản lượng dịch trích và các hợp chất có hoạt tính sinh học từ trái thanh trà (Bouea macrophylla Griffith) bằng phương pháp bề mặt đáp ứng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Nông nghiệp): 117-125.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...