Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
(2018) Trang: 168-178
Tạp chí: Lâm sinh và Biến đổi khí hậu ĐBSCL
Liên kết:

Rừng tràm Trà Sư là vùng đất ngập nước quan trọng có tính đa dạng sinh học cao ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố cân bằng nước và sự biến động mực nước tại rừng tràm Trà Sư trong công tác phòng chống cháy rừng, duy trì hệ sinh thái và phát triển du lịch. Dựa theo hướng dẫn của FAO về Tưới tiêu và Thoát nước số 27 & 56 (1998) về đo đạc lượng mưa và bốc thoát hơi, nghiên cứu đã thiết kế và ghi nhận số liệu trong mùa mưa và mùa khô. Trong cùng thời điểm, giá trị biến động mực nước tại các khoảnh cũng được thu thập và tiến hành tính toán phân tích kết hợp với thông số khí tượng. Từ các số liệu phân tích, công cụ GIS được ứng dụng để xây dựng các bản đồ chuyên đề về khí tượng thủy văn, cùng với phương pháp nội suy mạng lưới tam giác không đều (TIN) trong QGIS 2.18.16, các bản đồ biến động mực nước ngập cho toàn bộ rừng được xây dựng và đưa vào phân tích. Kết quả cho thấy lượng bốc thoát hơi khá cao và ổn định quanh năm, cần tập trung giám sát phòng cháy và bơm điều tiết khi mực nước xuống dưới - 0,5m trong mùa mùa khô. Đặc biệt, nghiên cứu đã tìm ra các khoảnh 5b, 6a, 6b của rừng có mực nước ngập thấp và có nguy cơ xảy ra cháy rừng vào mùa khô nên cần thường xuyên theo dõi. Kết hợp việc vận hành cống điều tiết, nghiên cứu đã đề xuất mực nước cần thiết duy trì theo thời gian cho rừng, đây là bước quan trọng trong công tác quản lý hiệu quả nguồn nước, thúc đẩy sự phát triển bền vững của rừng tràm Trà Sư

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...