Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 55, Số CĐ Công nghệ Sinh học (2019) Trang: 110-118
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 13/11/2018
Ngày nhận bài sửa: 19/03/2019

Ngày duyệt đăng: 12/04/2019

 

Title:

Effects of nutritional sources on growth and development of mushroom Panus giganteus (Berk.) Corner

Từ khóa:

Bã mía, hạt gạo lức, mạt cưa, nấm chân dài, Panus giganteus (Berk.) Corner

Keywords:

Baggase, brown rice seed, Panus giganteus (Berk.) Corner, sawdust

ABSTRACT

This study was conducted to examine factors affecting the growth and development of mushroom (Panus giganteus (Berk.) Corner) by using the available sources of materials in Mekong Delta. P. giganteus was isolated in Mizuno, PDA and PDA supplied 20% coconut water. Seed medium included brown rice seed, corn seed and rice seed supplied with nutrients consisting of 3% rice bran, 3% corn flour and 1% lime powder. Substrates for culturing fruit body were rubber sawdust, coconut fiber, bagasse and straw combined with different ratio. The results showed that mycelium of P. giganteus grew fast on Mizuno medium (7.95 cm) compared to PDA (6.18 cm) and PDA supplied 20% coconut water (7.71 cm) after 10 days. The mycelium showed the best growth on brown rice seed (12.12 cm), following by corn seed (11.77 cm) and rice seed (8.70 cm) after 24 days. The best productivity of fruit body was shown in 70% bagasse combined 30% straw (127.92 g fresh weight/bag (400 g substrate), biological efficiency 79.75%), following is 100% bagasse (123.16 g/bag, biological efficiency 76.98%). However, polysaccharide contents of the treatments were not statically different at 5%.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm chân dài (Panus giganteus (Berk.) Corner) trên một số nguồn nguyên liệu có sẵn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nấm được phân lập trên môi trường Mizuno, PDA và PDA có bổ sung 20% nước dừa. Môi trường hạt bao gồm hạt gạo lức, hạt bắp và hạt lúa kết hợp với dinh dưỡng bổ sung là 3% cám gạo, 3% bột bắp và 1% vôi bột. Cơ chất trồng quả thể là mạt cưa cao su, mụn dừa, bã mía và rơm được phối trộn theo các tỉ lệ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tơ nấm lan nhanh nhất trên môi trường phân lập Mizuno (7,95 cm) so với môi trường PDA (6,18 cm) và PDA bổ sung 20% nước dừa (7,71 cm) ở ngày thứ 10. Đối với môi trường hạt, tơ nấm cho thấy sự phát triển tốt nhất trên môi trường hạt gạo lức (12,20 cm), tiếp đến là hạt bắp (11,77 cm) và hạt lúa (8,70 cm) sau 24 ngày. Năng suất nấm cao nhất đối với cơ chất trồng nấm là 70% bã mía bổ sung 30% rơm (127,92 g nấm tươi/bịch (400 g nguyên liệu), hiệu suất sinh học đạt 79,75%), tiếp theo là 100% bã mía (123,16 g/bịch, hiệu suất sinh học đạt 76,98%). Tuy nhiên, hàm lượng polysaccharide giữa các thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Trích dẫn: Trần Thị Trúc, Đỗ Tấn Khang, Bùi Thị Minh Diệu và Trần Nhân Dũng, 2019. Khảo sát ảnh hưởng nguồn dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của nấm chân dài Panus giganteus (Berk.) Corner. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 110-118.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...