Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 55, Số CĐ Công nghệ Sinh học (2019) Trang: 119-125
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 13/11/2018
Ngày nhận bài sửa: 21/03/2019

Ngày duyệt đăng: 12/04/2019

 

Title:

Effects of nutrient sources on growth and development of Hericium erinaceus mushroom

Từ khóa:

Hericium erinaceus, hiệu suất sinh học, nấm Hầu thủ, polysaccharide

Keywords:

Biological efficiency, Hericium erinaceus, monkey head mushroom, polysaccharide

ABSTRACT

This study was conducted to determine the procedure for culturing monkey head mushroom (Hericium erinaceus) by using sources of substrate provided from agricultural production. The culture media included Mizuno, PDA and PDA supplied 20% coconut water. The media for mycelium growth were rice seeds, brown rice seeds and maize seeds. Substrates for culturing fruiting body were rubber sawdust, bagasse, straw and coconut fiber that combined with different ratio. The results showed that the culture media PDA supplied 20% coconut water and Mizuno were better than the PDA medium in term of mycelium development. Rice seed and maize seed media were optimal for the growth of mycelia (0.39 cm/day). Regarding  the culturing substrates, the combination of 70% bagasse and 30% straw was the best medium for collecting fruiting bodies (94.03 g/bag (400 g ingredient))  and it was not significantly different from the medium with 100% bagasse. Polysaccharide content ranged from 18.0 to 26.23% dry weight in various substrate sources. The substrate with 100% bagasse had the highest polysaccharide content (26.23%). Based on the productivity and quality of mushroom, the combination of 70% bagasse and 30% straw was the best appropriate subtrate for cultivating Hericium erinaceus mushroom.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra quy trình trồng nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) bằng tận dụng các nguồn cơ chất là sản phẩm của ngành nông nghiệp. Môi trường phân lập nấm là môi trường Mizuno, PDA và PDA có bổ sung 20% nước dừa. Môi trường hạt bao gồm hạt lúa, hạt gạo lức và hạt bắp. Cơ chất trồng quả thể nấm bao gồm mạt cưa cao su, bã mía, rơm và mụn dừa được kết hợp ở nhiều tỉ lệ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường PDA có bổ sung 20% nước dừa và môi trường Mizuno cho kết quả lan tơ nhanh hơn môi trường PDA. Môi trường hạt lúa và hạt bắp cho khả năng lan tơ nhanh (0,39 cm/ngày). Về cơ chất để sản xuất quả thể, nghiệm thức kết hợp 70% bã mía và 30% rơm cho kết quả tốt nhất (94,03 g/bịch, 400 g cơ chất) khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 100% bã mía. Hàm lượng polysaccharide dao động từ 18,00 đến 26,2% khối lượng khô trên các cơ chất khác nhau, trong đó nghiệm thức 100% bã mía cho hàm lượng polysaccharide cao nhất (26,23%). Dựa trên các chỉ tiêu năng suất và hàm lượng polysaccharide cho thấy nghiệm thức 70% bã mía và 30% rơm là phù hợp nhất.

Trích dẫn: Vũ Kim Thảo, Đỗ Tấn Khang, Bùi Thị Minh Diệu và Trần Nhân Dũng, 2019. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của nấm hầu thủ (Hericium erinaceus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 119-125.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...