Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
5 (2019) Trang: 101-108
Tạp chí: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Liên kết:

Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm tại bộ môn Bảo vệ Thực vật, trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Phytophthora colocasiae gây bệnh cháy lá trên cây khoai môn. Khả năng đối kháng của 32 chủng xạ khuẩn đối với nấm P. colocasiae được thực hiện với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy 6 chủng xạ khuẩn LV.ĐT1, DH.TV5, DH.TV6, TG1, DT13 và LV.ĐT22 có khả năng đối kháng cao với bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 20,6mm; 13,4mm; 11,4mm; 10,8mm; 12,7mm; 8,6mm và hiệu suất đối kháng lần lượt là 63,0%; 51,3%; 55,9%; 55,5%; 48,4%; và 41,8% ở thời điểm 7 ngày sau bố trí thí nghiệm. Khả năng ức chế sự hình thành bọc bào tử nấm P. colocasiae của 6 chủng xạ khuẩn trên được thực hiện với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy 3 chủng TG1, DH.TV5 và  LV.ĐT1 có khả năng ức chế sự hình thành bọc bào tử nấm P. colocasiae cao nhất với log mật số bọc bào tử lần lượt là 4,27, 4,54 và 4,68 bào tử/ml ở thời điểm 7 ngày sau bố trí. Khảo sát khả năng tiết enzyme cellulase của 6 chủng xạ khuẩn đối kháng triển vọng được thực hiện trong môi trường CMC1%. Kết quả ghi nhận 2 chủng TG1 và DH.TV5 có khả năng tiết enzyme cellelase cao nhất với bán kính vòng phân giải lần lượt là 16,8mm và 16,2mm ở thời điểm 9 ngày sau khi bố trí thí nghiệm.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...