Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
02 (2019) Trang: 10-16
Tạp chí: Khoa học và Công nghệ
Liên kết:

Hiện nay, nông dân chưa quen với phương thức sản xuất có liên kết thị trường. Các liên kết giữa nông dân với nông dân và giữa nông dân với doanh nghiệp còn ít về quy mô; mối liên kết còn yếu và thiếu bền vững, huy động nội lực của các liên kết còn hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống thu mua chủ yếu vẫn qua thương lái dẫn đến sản phẩm không đồng nhất, gây khó khăn cho việc xây dựng thương hiệu. Công nghệ chế biến chưa thật sự đáp ứng yêu cầu gia công, chế biến sau sản phẩm lúa gạo cho các phân khúc thị trường, nhất là thị trường gạo cao cấp. Việc sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng chưa thể đẩy mạnh, đồng thời các dịch vụ hậu cần sản xuất, vận chuyển chưa liên tục, còn yếu và thiếu đồng bộ, trong khi hạ tầng hệ thống thông tin và năng lực dự đoán, dự báo còn nhiều hạn chế. Đồng thời, các nguy cơ từ biến động thị trường lúa gạo quốc tế, chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tác động đến tình hình thu mua và xuất khẩu lúa gạo của An Giang.

Thêm vào đó, trong sản xuất và tiêu thụ có nhiều yếu tố tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như sâu bệnh, nguồn cung cấp giống, giá cả sản phẩm đầu ra, quản lý hệ thống phân phối chưa tốt đã làm cho gạo này lẫn với gạo khác làm giảm uy tín thương hiệu trên thị trường. Điều này làm hạn chế khả năng mở rộng sản xuất lúa Jasmine của tỉnh. Chính vậy đề tài “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo Jasmine ở huyện Châu Phú tỉnh An Giang” là cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng, góp phần phát triển ổn định và bền vững chuỗi ngành hàng lúa gạo Jasmine là rất cần thiết.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...