Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 1-31
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Liên kết:

Khí sinh học (KSH) là một hỗn hợp của nhiều thành phần khí, được sinh ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn và quá trình xảy ra trong điều kiện yếm khí (Rajeeb et al., 2009). Thành phần KSH chủ yếu bao gồm các loại khí CH4, CO2,NH3, H2S và một số loại khí khác, trong đó khí CH4 và khí CO2 chiếm thành phần chủ yếu. Cuộc khủng hoảng năng lượng ở những năm 1970 đã gây thiệt hại kinh tế cho một số nước, đặc biệt là các nước nghèo và sử dụng các nguồn nhiên liệu nhập ngoại. Trong giai đoạn này các nhà khoa học ra sức tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Biogas một sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ, đã được các nhà khoa học coi là nguồn năng lượng để thay thế. Tại Việt Nam, công nghệ khí sinh học đã được nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 1960, nhưng do những lý do về mặt kỹ thuật và quản lý nên các công trình khí sinh học không mang lại hiệu quả như mong muốn (Nguyễn Quang Khải & Nguyễn Gia Lượng, 2010). Đến những năm 1980, ở Việt Nam nhiều nơi đã xuất hiện các hầm ủ nắp vòm cố định Trung Quốc và nắp trôi nổi Ấn Độ. Hiện nay, công nghệ khí sinh học đã được áp dụng rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và bước đầu có những thành công như cải thiện thu nhập nông hộ, hạn chế ô nhiễm môi trường nước mặt từ hoạt động chăn nuôi (Nguyễn Hữu Chiếm & Matsubara Eiji, 2012). Công nghệ khí sinh học còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội quan trọng khác như: tạo ra được nguồn năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch (than đá, xăng dầu,…), góp phần giảm phát thải khí nhà kính nhờ quá trình thu hồi khí mê-tan. Bên cạnh đó, công nghệ khí sinh học còn cung cấp chất đốt phục vụ cho nấu nướng, sưởi ấm,… Ở quy mô lớn hơn, khí sinh học còn được dùng để chạy máy phát điện (Lê Hoàng Việt & Nguyễn Hữu Chiếm, 2013).

Các bài báo khác
Số Môi trường 2015 (2015) Trang: 102-110
Tải về
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 109-118
Tải về
Số 23a (2012) Trang: 262-272
Tải về
Số 36 (2015) Trang: 27-35
Tải về
Số Môi trường 2017 (2017) Trang: 71-78
Tải về
Số 32 (2014) Trang: 87-93
Tải về
Số Môi trường 2017 (2017) Trang: 93-99
Tải về
Trong Trần Sỹ Nam và Trần Bá Linh (2021) Trang: 9-14
Tạp chí: Tác động của hệ thống đê bao khép kín đến sinh thái môi trường - Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh An Giang
Nguyễn Võ Châu Ngân (2018) Trang: 2 - 16
Tạp chí: Lục bình - Tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 123-152
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 100-122
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 85-99
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 61-99
Tạp chí: Rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 43-60
Tạp chí: Rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
01 (2015) Trang: 66
Tạp chí: The 3rd International Symposium on Formulation of the cooperation hub for global environmental studies in Indochina region
(2014) Trang: 15-20
Tạp chí: Hội thảo Vai trò của giáo dục đại học trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đại học An Giang, 19/12/2014
(2014) Trang: 142
Tạp chí: ENVIRONMENTAL PROTECTION TOWARD SUSTAINABLE DEVELOPMENT, Cantho University, 26th Sept. 2014
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...