Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trong Trần Sỹ Nam và Đinh Minh Quang (2021) Trang: 40-50
Tạp chí: Thâm canh nông nghiệp và các tác động đến hệ sinh thái
Liên kết:

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ lưu sông Mekong và là vùng góp phần quan trọng cho an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu gạo của Việt Nam với diện tích đất nông nghiệp chiếm 81% tổng diện tích đất tự nhiên, sản lượng gạo xuất khẩu chiếm khoảng 80% sản lượng của cả nước. Ngoài ra, sản lượng lúa của vùng luôn chiếm trên 50% của cả nước và tăng trưởng đều qua các năm, từ 12,83 triệu tấn vào năm 1995 đến 19,29 triệu tấn vào năm 2005 và đạt 23,18 triệu tấn vào năm 2011. ĐBSCL đóng góp 3 sản phẩm xuất khẩu lớn, đó là gạo, trái cây và thủy sản. Hàng năm, ĐBSCL cung cấp trên 50% sản lượng gạo quốc gia, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây, 40% lượng thủy sản đánh bắt và 74% thủy sản nuôi cả nước. Tuy nhiên, sự biến động đất nông nghiệp, thay đổi lịch thời vụ của ĐBSCL đã làm phá vỡ quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản  lý sản  xuất nông  nghiệp theo hướng ổn định, bền vững của vùng. Trong những năm gần đây dưới tác động của biến đổi khí hậu diện tích đất nông nghiệp có biến động lớn. Trong mùa khô năm 2020, xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL đã ở mức độ nghiêm trọng, xấp xỉ xâm nhập mặn của năm 2016 – vốn được xem là “mùa mặn” lớn nhất trong lịch sử. Xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020 đã khiến 5 tỉnh của ĐBSCL là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau phải ban bố khẩn cấp về tình trạng hạn mặn; gần 340.000ha lúa, 136.000ha cây ăn quả của 9 tỉnh ĐBSCL bị ảnh hưởng. Hiện nay, viễn thám đã và đang được sử dụng rộng rãi trong việc giám sát biến động tài nguyên thiên nhiên, với ưu điểm được cung cấp đầy đủ và tiết kiệm thời gian được xem như một công cụ thích hợp và hiệu quả trong việc theo dõi sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp. Chương sách này trình bày nghiên cứu về đánh giá “Thay đổi đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long” dựa  trên ảnh viễn thám nhằm (1) Xác định hiện trạng đất nông nghiệp năm 2011 và năm 2019 tại ĐBSCL; (2) Đánh giá sự thay đổi nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu.

 
Các bài báo khác
Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 1-7
Tải về
Số 25 (2013) Trang: 119-126
Tải về
Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 125-133
Tải về
Số Môi trường 2017 (2017) Trang: 137-143
Tải về
Số Môi trường 2015 (2015) Trang: 167-173
Tải về
Tập 54, Số 3 (2018) Trang: 30-39
Tải về
Số 45 (2016) Trang: 66-73
Tải về
Tập 54, Số 9 (2018) Trang: 67-74
Tải về
Số 30 (2014) Trang: 78-83
Tải về
1 (2022) Trang: 1017-1035
Tạp chí: HTTrái đấtvà Tài nguyên với phát triển bền vững, Hà nội, 11/11/2022
Trong Trần Sỹ Nam và Trần Bá Linh (2021) Trang: 15-28
Tạp chí: Tác động của hệ thống đê bao khép kín đến sinh thái môi trường - Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh An Giang
Trong Trần Sỹ Nam và Trần Bá Linh (2021) Trang: 74-85
Tạp chí: Tác động của hệ thống đê bao khép kín đến sinh thái môi trường - Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh An Giang
(2019) Trang: 368-377
Tạp chí: Hội nghi ứng dụng GIS toàn quốc tại Trường Đại học Tây Nguyên, ngày 28/11/2019
(2018) Trang:
Tạp chí: The International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, Volume XLII-3/W4, 2018 GeoInformation For Disaster Management (Gi4DM), 18–21 March 2018, Istanbul, Turkey
(2018) Trang: 342-352
Tạp chí: GeoInformatics for Spatial-Infrastructure Development in Earth & Allied Sciences (GIS-IDEAS)
(2018) Trang: 147-157
Tạp chí: Lâm sinh và Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
(2015) Trang: 287-290
Tạp chí: Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2015 tại Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 06-09/10/2015
70/QĐ-KHTNCN (2013) Trang: TS05-4
Tạp chí: Proceeding of the 9th International Conference on Geoinformation for Disaster Management
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...