Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trong Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Kim Hà (2021) Trang: 135-159
Tạp chí: Khả năng thích ứng với yếu tố môi trường của một số loài thủy sản
Liên kết:

Chương này tổng hợp những kết quả đã và chưa công bố về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên cá lóc ở các giai đoạn cá bột, cá giống và giai đoạn thương phẩm. Kết quả của các nghiên cứu đã cho thấy tăng trưởng của cá lóc giai đoạn cá bột và cá giống tốt hơn ở độ mặn dưới 3‰ và sẽ giảm ở các độ mặn cao hơn. Tỷ lệ sống của cá lóc bột cao nhất tại 3‰, trong khi tỷ lệ sống của cá lóc giống khác biệt không ý nghĩa ở các độ mặn dưới 9‰ và giảm đáng kể ở 12‰. Ngoài ra, thí nghiệm trên cá lóc giai đoạn thương phẩm cũng cho thấy cá có khả năng thành thục ở độ mặn lên đến 6‰. Tuy nhiên, sức sinh sản và hệ số GSI cao hơn ở 3‰. Bên cạnh, độ mặn cũng kéo dài thời gian phát triển phôi và gây ra hiện tượng phôi chết. Mặt khác, khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá lóc bột trong khoảng 27-30°C và cá lóc giống từ 28-31°C. Tăng trưởng của cá sẽ giảm khi nhiệt độ cao hoặc thấp hơn khoảng thích hợp. Tỷ lệ sống cao nhất của cá lóc bột được ghi nhận ở 30°C và ở cá lóc giống là dưới 31°C. Các chỉ tiêu huyết học như hồng cầu bạch cầu, haemoglobin, haematocrit, glucose và cortisol tăng theo sự tăng lên của nhiệt độ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có sự tương tác của nhiệt độ và độ mặn lên cá lóc ở các giai đoạn cá bột và cá giống.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...