Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
1 (2015) Trang: 58-65
Tạp chí: Nông nghiệp và PTNT
Liên kết:

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của bón bã bùn mía và chủng nấm Trichoderma đến sinh trưởng, năng suất mía và hấp thu NPK của cây  mía trồng  tren đất phù sa tại Long Mỹ - Hậu Giang. Thí nghiệm được thực hiện vào thời điểm năm 2012 trên đất trồng mía tại Long Mỹ, Hậu Giang. Kết quả cho thấy sử dụng phân bã bùn mía ở liều lượng 5 tấn/ha có xử lý  Trichoderma có hiệu quả tối hảo khi bón kết hợp với NPK ở công thức 150 - 60 – 100. Biện pháp bón này đưa đến sự gia tăng về hấp thu NPK, năng suất và độ Brix, đồng thời với các biểu hiện cao nhất về sinh trưởng của mía như: chiều dài lá, chiều cao cây, đường kính thân, mật độ cây/m2. Sử dụng phân bã bùn mía làm gia tăng hàm lượng humic acid và fulvic acid trong đất. Bón phân vô cơ NPK liều lượng 150 - 60 - 100 kết hợp bón phân bã bùn (5 tấn /ha) có xử lý Trichoderma đạt hiệu quả đồng vốn cao hơn so với bón NPK liều lượng 300 - 120 - 200. Lượng NPK hấp thu ở nghiệm thức 150N-60 P2O5-100 K2O (kg/ha) kết hợp bón 5 tấn bã bùn mía có chủng nấm Trichoderma đạt 251 kg N/ha, 115 kg P2O5/ha và 276 kg K2O/ha.

Các bài báo khác


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...