Mục tiêu của nghiên cứu là (i) xác định vị trí lá và thời điểm thu mẫu hợp lý cho đánh giá tình trạng dinh dưỡng khoáng trung và vi lượng cho cây mía; (ii)Chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng khoáng trung và vi lượng cho cây mía trồng trên đất phù sa tại Cù Lao Dung ? Sóc Trăng. Thí nghiệm đươ?c bô? tri? theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm các nghiệm thức (NPK, NP, NK và PK) tại Cù lao Dung ? Sóc Trăng. Mẫu lá mía được thu ở vị trí thứ +1 và thứ +3 vào các thời điểm 120, 150 và 180 ngày sau khi trồng cho đánh giá tình trạng dinh dưỡng cây mía theo tiêu chuẩn DRIS của Elwali va? Gashcho (1984). Kết quả thí nghiệm cho thấy hệ thống chẩn đoán và khuyến cáo tích hợp trong đánh giá tình trạng dưỡng chất (Ca, Mg, Cu, Fe, Zn và Mn) khác nhau theo vị trí lá mía (+1 và +3) và giai đoạn thu mẫu (120, 150 và 180 ngày sau khi trồng). Lấy mẫu để chẩn đoán ở vị trí lá mía +3 vào thời điểm 120 NSKT là phù hợp nhất. Trong điều kiện bón 300N-120P2O5-200K2O (kg ha-1) ở Cù Lao Dung thì Ca, Fe và Zn được đánh giá là thiếu và thứ tự yêu cầu của các dưỡng chất là Ca> Zn > Fe> Cu, Mg > Mn.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên