Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2020
Số tạp chí 16(2020) Trang: 59-64
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam
Liên kết:

Các vấn nạn liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản ở trẻ em ngày càng gia tăng ở Việt Nam trong khi chưa có nhiều chương trình giới tính và sức khỏe sinh sản cũng như kĩ năng sống phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi của các em học sinh. Các nghiên cứu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện hành thường tập trung vào người dạy là giáo viên, trong khi đó việc tìm hiểu nhu cầu về kiến thức, nội dung liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản và các kĩ năng sống liên quan ở người học có vai trò then chốt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát nhu cầu về kiến thức và kĩ năng liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên trong  phạm vi quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Khảo sát được thực hiện trên tổng số 876 học sinh thuộc lứa tuổi 9-14 tuổi ở 4 điểm trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc quận Ninh Kiều của thành phố. Thông qua khảo sát, nhu cầu của các em học sinh liên quan đến kiến thức và kĩ năng về sức khoẻ sinh sản và giới tính được phân tích theo 5 mức độ nhu cầu (không nhu cầu, ít có nhu cầu, có nhu cầu, nhu cầu nhiều và nhu cầu rất nhiều). Sự khác biệt về các nhu cầu trên giữa học sinh nam và nữ cũng được phân tích. Kết quả cho thấy trong ở từng độ tuổi ở giai đoạn từ 9 tuổi đến 14 tuổi, giữa các em nam và nữ có những mức độ nhu cầu khác nhau khi tìm hiểu về kiến thức và kĩ năng liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản. Nhóm học sinh nữ có khuynh hướng tìm hiểu về kiến thức, rèn luyện về các kĩ năng sớm 1-2 năm so với nam học sinh. Nữ sinh quan tâm đến vấn đề sinh lí, tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhiều hơn so với bạn nam sinh cùng lứa tuổi. Vấn đề rèn luyện các kĩ năng được các em học sinh quan tâm và có nhu cầu cao hơn so với việc tìm hiểu các nội dung về lí thuyết. Kết quả khảo sát cung cấp một kênh thông tin quan trọng để làm cơ sở dữ liệu cho viêc xây dựng và phát triển nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cùng kĩ năng sống cho các em học sinh ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Các bài báo khác
Số tạp chí 81(2020) Trang: 45-51
Tạp chí: Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội
Số tạp chí 9(2020) Trang: 284-292
Tạp chí: IEIE Transactions on Smart Processing & Computing


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...