Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 22a (2012) Trang: 175-185
Tải về

ABSTRACT

Genetic diversity of thirty six mango cultivars collected from some regions of Vietnam, mostly in Dong Thap area, were analyzed using combination of Amplified fragments length polymorphism (AFLP) technique and sequencing the ITS (Internal Transcript Space) region. The results showed that there were 149 peaks of AFLP observed, and 49 peaks presented in all samples with the highest frequency. The genetical similarity was high with r = 0,853. There were 2934 phylogenetic trees in ITS analysis. The final tree had the CI = 0.4594, and it means the DNA sequences had a considerable difference. Based on results of both AFLP and ITS analysis, two cultivars including Da and Gao mango cultivars were the same spieces. The Bom and Kensington Pride mango cultivars might origined from the same species. The Thuy Trieu mango cultivar and the cultivars planted in Nha Trang area with the similar phenotype derived from the same species with Thanh Ca mango cultivar grown in the South of Vietnam. The Bac-Tam-Bang variety which is Cambodian?s favourite was a type of Hon xanh No.19 cultivar. The Cat Chu mango cultivars had a variety of genotype and phenotype. Thanh ca mango variety could be the original species of Tuong, Thom and Cat Chu mango cultivars. Some of Thai mangoes had different genotype as well as phenotype with Vietnamese mangoes, but the Manduongcao cultivar probably had a certain gene that is similar to Tuong cultivar. The Yen Chau mango cultivar in the Northern West of Vietnam had the same origin with the Kensington Pride and Bom cultivars which derived from Malaysia and Oceania, respectively.

Keywords: AFLP, molecular marker, genetic diversity, ITS,  mango cultivar

Title: Genetic diversity of mango (Mangifera sp.) cultivars using molecular biological techniques

TóM TắT

Ba mươi sáu giống xoài được thu thập trong một số tỉnh của Việt Nam, phần lớn tập trung ở tỉnh Đồng Tháp được phân tích đa dạng về di truyền thông qua việc sử dụng kỹ thuật Amplified Fragments Length Polymorphism (AFLP) và kỹ thuật giải trình tự dựa trên đoạn gen ITS (Internal Transcrip Space). Kết quả phân tích cho thấy, có 149 dấu phân tử AFLP được ghi nhận, trong đó có 49 dấu phân tử có tần số xuất hiện cao xuất hiện ở tất cả các giống xoài với tương quan di truyền r=0,853. Kết quả phân tích trình tự ITS của các giống tìm được 2934 cây phả hệ. Sau cùng phần mềm chọn được cây phả hệ chung nhất như giản đồ hình 4. Chỉ số CI (Consistency index) CI = 0.4594. Khi phân tích giống loài các cá thể có quan hệ cùng loài chỉ số này lớn hơn 7. CI=0,459 cho thấy các trình tự rất đa dạng, thay đổi nhiều. Trong tập đoàn phân tích có nhiều nhân tố biến động. Kết hợp tương quan phân tích AFLP và ITS, kết quả cho thấy hai giống xoài Đá và xoài Gạo chỉ là một; hai giống xoài Bôm, xoài úc Kensington Pride chỉ là một. Xoài Thủy Triều Nha Trang và những dạng xoài có dạng tương tự ở Nha Trang có cùng nguồn gốc với xoài Thanh Ca ở miền Nam. Xoài Bac-Tam-Bang, một giống xoài ưa thích của người Campuchia, là một dạng của xoài Hòn xanh 19. Xoài Cát Chu có nhiều kiểu hình và kiểu gen khác nhau. Xoài Thanh Ca có thể là tổ tiên của nhiều giống xoài phổ biến đương đại như xoài Tượng, Thơm, Cát Chu. Các giống xoài ăn xanh Thái Lan có kiểu hình, kiểu gen riêng khác với các giống xoài Việt Nam. Riêng giống xoài Manduongcao có gen nào đó giống xoài Tượng. Xoài Yên Châu ở miền Tây Bắc Việt Nam lại có cùng nguồn gốc với xoài úc Kensington Pride, xoài Bôm, hai giống xoài đồng dạng có nguồn gốc từ Mã Lai, Châu Đại Dương. Rất tiếc trong phân tích AFLP không có sử dụng các giống này để so sánh kết quả.

Từ khóa: AFLP, dấu phân tử, đa dạng di truyền, ITS, Xoài

Các bài báo khác
Số 23a (2012) Trang: 253-261
Tải về
Số 24b (2012) Trang: 37-45
Tải về
chuyên san Nấm và Công nghệ sinh học ISSN: 0886-8566 (2019) Trang: 8-13
Tạp chí: Tạp chí Di truyền và Ứng dụng,
Chuyên san Nấm và Công nghệ sinh học (2019) Trang: 74-81
Tạp chí: Tạp chí Di truyền và Ứng dụng
Chuyên san Nấm và Công nghệ sinh học (2019) Trang: 82-87
Tạp chí: Tạp chí Di truyền và Ứng dụng
Chuyên san Nấm và Công nghệ sinh học (2019) Trang: 101-106
Tạp chí: Tạp chí Di truyền và Ứng dụng
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...