Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
(2018) Trang: 65-72
Tạp chí: Kỷ yếu Hội nghị Lâm sinh và Biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2018 tại trường Đại học Cần Thơ ngày 24/8/2018
Liên kết:

Sự đa dạng nguồn tài nguyên thực vật là nền tảng cho đánh giá đề xuất quản lý khai thác tài nguyên lâm sản ngoài gỗ  hiệu quả  và bền vững vùng Bảy Núi,  An Giang. Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tính đa dạng về thành phần loài và các bậc taxon, dạng sống, bộ phận sử dụng, giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra, giám định loài, phân tích đa  dạng, phân nhóm giá  trị  sử  dụng theo tài liệu chuyên ngành.  Kết quả đã ghi nhận được 386 loài, 306 chi, 108 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là Gnetophyta, Magnoliophyta và Pteridophyta. Có 8 họ đa dạng về  loài được xác định gồm: Đậu (Fabaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cúc (Asteraceae), Cà phê (Rubiaceae), Gừng (Zingiberaceae), Lúa (Poaceae), Tiết dê (Minispermaceae), Trúc đào (Apocynaceae). 4 nhóm thực vật của lâm sản ngoài gỗ có công dụng chính được xác định là dược liệu (374 loài), thực phẩm (55 loài), lấy sợi (17 loài) và làm cảnh (19 loài). Có 6 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm tthuộc Sách Đỏ Việt Nam cần ưu tiên bảo tồn. Một số giải pháp bảo tồn và khai thác lâm sản ngoài gỗ đã được đề xuất nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng nói chung và nguồn tài nguyên LSNG ở Bảy Núi nói riêng.

Các bài báo khác
(2018) Trang: 83-89
Tạp chí: Hội nghị Lâm sinh và Biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2018 tại trường Đại học Cần Thơ ngày 24/8/2018
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...