Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2016
Số tạp chí 3+4(2016) Trang: 85-91
Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Liên kết:

Các dòng vi khuẩn nội sinh (Burkholderia acidipaludis, Burkholderia cenocepacia, Burkholderia pyrrocinia) sử dụng trong thí nghiệm được phân lập từ thân và rễ cây khoai lang trồng trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trên đất phèn Hậu Giang vào vụ xuân hè và hè thu 2015, mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của 3 dòng vi khuẩn kết hợp với các liều lượng phân đạm, phân lân lên năng suất của khoai lang trồng trên đất phèn. Kết quả cho thấy bón 60 N - 90 P2O5 - 90 K2O  kg ha-1 cho số củ và đường kính củ khoai lang tăng cao, do đó năng suất cao hơn so với bón 30 N - 90 P2O5 - 90 K2O  kg ha-1. Xét ảnh hưởng của tương tác, vi khuẩn Burkholderia cenocepacia được ghi nhận có hiệu quả cao nhất đối với năng suất khoai lang. Sự kết hợp bón 60 N kg ha-1 với chủng vi khuẩn Burkholderia cenocepacia trên nền 90 P2O5 - 90 K2O kg ha-1 đưa đến năng suất củ của khoai lang cao nhất tương đương với bón lượng đạm vô cơ 90 kg N ha-1 trên nền 90 P2O5 - 90 K2O kg ha-1, biện pháp này giúp giảm một lượng 30 kg N ha-1 bón vào đất. Bón lân cho khoai lang trên đất phèn có hiệu quả khi bón ở liều lượng 60 kg P2O5 ha-1 trên nền 90 N - 90 K2O kg ha-1. Sử dụng vi khuẩn Burkholderia pyrrocinia phối hợp lân cho hiện quả tăng năng suất khoai lang. Cần đánh giá sự phối trộn của 2 chủng vi khuẩn Burkholderia cenocepacia và Burkholderia  pyrrocinia lên sinh trưởng và năng suất khoai lang trên một số vùng đất phèn khác ở đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khóa: Khoai lang, cố định đạm, hòa tan lân, vi khuẩn nội sinh, đất phèn, đồng bằng sông Cửu Long.

Các bài báo khác
Số tạp chí 2(2016) Trang: 1-14
Tạp chí: Tạp chí khoa học và công nghệ
Số tạp chí 122(2016) Trang: 199-207
Tạp chí: Tạp chí Khoa học - Đại học Huế


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...