Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
344 (2018) Trang: 64-70
Tạp chí: Tạp chí Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn
Liên kết:

Hiện nay có hai giống nghệ vàng trồng phổ biến ở vùng Bảy Núi, An Giang là nghệ Thái và Xà Cừ. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá tinh dầu ly trích từ củ của 2 giống nghệ này. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy hóa, kháng nấm và kháng khuẩn của tinh dầu được ly trích từ củ của 2 giống nghệ này. Kết quả cho thấy hiệu suất ly trích tinh dầu củ nghệ Thái (6,62%) cao hơn so với nghệ Xà Cừ (5%). Ar-turmerone là hợp chất chính có nhiều trong tinh dầu nghệ Xà Cừ khoảng 48,1%, trong khi đó ở nghệ Thái khoảng 29,4%. Tinh dầu nghệ Thái (IC50 là 2,31 µL/mL) có khả năng loại bỏ gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl-hydrate (DPPH) mạnh hơn so với tinh dầu nghệ Xà Cừ (IC50 là 7,21 µL/mL). Tuy nhiên, tinh dầu nghệ Xà Cừ lại thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật (Colletotrichum sp., Candida albans, Bacillus sublitis, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa) tốt hơn so với tinh dầu nghệ Thái. Nghiên cứu này cho thấy tinh dầu nghệ Thái có hiệu suất ly trích và khả năng kháng ôxy hóa cao hơn, trong khi hàm lượng ar-turmerone và khả năng kháng nấm và vi khuẩn yếu hơn tinh dầu nghệ Xà Cừ.

Từ khóa: Curcuma longa L., chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, tinh dầu nghệ.

Các bài báo khác
Tập 55, Số 3 (2019) Trang: 1-7
Tải về
(2015) Trang: 1-98
Tác giả: Lưu Thái Danh
Tạp chí: 6th International Conference on Vetiver (ICV6)Da Nang, Vietnam. May 5-8th 2015
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...