Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2019
Số tạp chí 21(2019) Trang: 116-125
Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Liên kết:

Khảo sát được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 90 hộ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (QCCT) ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau nhằm đánh giá vai trò và tác động của rong biển và thực vật thủy sinh (TVTS) đến năng suất và lợi nhuận của mô hình. Các hộ nuôi tôm QCCT được chọn phỏng vấn chia thành 3 nhóm về tình trạng rong biển và TVTS xuất hiện tự nhiên trong ao. Nhóm 1: ao nuôi tôm QCCT có sự hiện diện tự nhiên của nhiều loại rong biển và TVTS nhưng không có rong câu (rong hỗn hợp), nhóm 2: ao nuôi tôm QCCT có rong câu xuất hiện tự nhiên ưu thế hơn các loài rong biển và TVTS khác, và Nhóm 3: ao nuôi tôm QCCT không có sự hiện diện của rong biển và TVTS nhưng có sự hiện diện của cây đước hoặc cây mắm chiếm từ 20-30% diện tích ao. Kết quả khảo sát từ ý kiến nông hộ cho biết có 4 loại rong biển (rong câu Gracilaria, rong xanh Cladophoraceae, rong bún Enteromorpha và rong nhớt Spirogyra) và 3 loại TVTS (rong đá Najas, rong đuôi chồn Ceratophyllum và cỏ năn Eleocharis) thường xuất hiện tự nhiên trong ao nuôi tôm QCCT, trong đó rong câu được ưa thích duy trì trong ao nuôi nhiều nhất (35% số hộ), kế đến là rong đá (23,3% số hộ), các loại rong khác có tỉ lệ thấp hơn. Đa số ý kiến nông hộ (81,7-91,7%) cho rằng rong biển và TVTS có vai trò quan trọng trong ao nuôi tôm QCCT như cải thiện chất lượng nước, làm thức ăn trực tiếp, nơi trú ẩn cho tôm, cua và tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Bên cạnh đó, khi phát triển quá mức chúng cũng gây ra một số trở ngại nhất định như làm nước ao rất trong, gây thối nước khi tàn lụi, cản trở hoạt động sống của tôm, cua và làm giảm năng suất tôm nuôi. Nhóm 2 đạt năng suất tôm sú và lợi nhuận cao nhất (336,8±92,7 kg/ha/năm và 70,2±26,4 triệu đồng/ha/năm), kế đến là nhóm 1 (282,1±122,2 kg/ha/nămvà 57,8±29,0 triệu đồng/ha/năm) và hai nhóm này cao hơn có ý nghĩa thống kê (p50% và ao nuôi tôm QCCT không có rong biển và TVTS.

Các bài báo khác
Số tạp chí 6 (103)(2019) Trang: 44-50
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam
Số tạp chí 2(2019) Trang: 3-9
Tạp chí: Khoa Học Công Nghệ Nông Nghiệp Việt Nam
Số tạp chí 2(2019) Trang: 50-54
Tác giả: Vũ Anh Pháp
Tạp chí: Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam
Số tạp chí Số 8(105)(2019) Trang: 99-104
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam
Số tạp chí Số 6(103)(2019) Trang: 100-104
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam
Số tạp chí 7 (375)(2019) Trang: 26-33
Tạp chí: Nhà nước và Pháp luật
Số tạp chí 6(2019) Trang: 33-48
Tạp chí: Luật họchọc
Số tạp chí 4 (372)(2019) Trang: 60-65
Tạp chí: Nhà nước và pháp luật
Số tạp chí 20(2019) Trang: 59-67
Tạp chí: Công Thương
Số tạp chí 128(3C)(2019) Trang: 65-76
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...