Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
8-2016 (2016) Trang: 40-49
Tạp chí: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi
Liên kết:

Thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của 17 thực liệu (trong nước và nhập khẩu) được sử dụng trên gà Ác đẻ trứng. Các thực liệu được chia ra làm 2 nhóm là thức ăn năng lượng gồm có bắp vàng, cám gạo mịn, cám ly trích, lúa mì, cám lúa mì, lúa mì ép viên và tấm và nhóm thức ăn protein như bột cá loại 50 và 60% CP, bột cá Peru, bột phụ phẩm gia cầm, các loại khô dầu (KD) như KD cải, KD cọ, KD dừa Bến Tre, KD dừa Phillipine và 2 loại KD nành. Các thực liệu được bố trí vào 17 khẩu phần và 1 khẩu phần tinh khiết, lập lại 6 lần (2 gà/ô chuồng), có tổng cộng 216 gà mái Ác đẻ trứng 30 tuần tuổi. Kết quả chỉ rằng thành phần hóa học của nhóm thức ăn năng lượng bắp, tấm và hạt lúa mì có hàm lượng tro, CF và NDF thấp nhất. Hạt lúa mì và các phụ phẩm có hàm lượng protein và NDF cao hơn nhóm lúa gạo. Tỷ lệ tiêu hóa chất khô (DMD), chất hữu cơ (OMD) và nitơ tích lũy của bắp cao tốt nhất, kế đến là tấm. Đối với nhóm thức ăn protein, hàm lượng CP biến động và nhiều tro (bột cá 50% CP). KD cải, KD cọ và KD dừa có hàm lượng xơ cao (CF and NDF) nên có DMD, OMD và nitơ tích lũy thấp hơn KD nành. Khả năng tiêu hóa chất xơ của gà Ác đẻ kém hơn các dưỡng chất khác, nhất là các thực liệu nhiều xơ.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...