Thí nghiệm được tiến hành nhằm khảo sát đặc điểm sinh trưởng và giải phẫu của cỏ Lông tây (Brachiaria mutica). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức: T1 (10 ngày), T2 (15 ngày), T3 (20 ngày), T4 (30 ngày), T5 (40 ngày), T6 (50 ngày) và T7 (60 ngày). Sinh trưởng và phát triển của cỏ Lông tây chia làm ba giai đoạn: (1) Giai đoạn sinh chồi từ T1 đến T3, trong giai đoạn này cây tập trung cho tái sinh chồi; (2) Giai đoạn kéo dài lóng và tăng diện tích lá từ T4 đến T6, là giai đoạn cây phát triển mạnh cả về chiều cao, đường kính thân và dài rộng lá; và (3) Giai đoạn sinh trưởng chậm từ T7 (60 ngày) trở về sau, tại giai đoạn này diện tích lá ngưng tăng trưởng. Kết quả khảo sát vi phẫu cho thấy ở nghiệm thức T7 số lượng tế bào có vách tẩm thêm lignin (chất tạo chất gỗ) nhiều nhất. Cấu trúc các loại mô tạo chất xơ như mô dầy, mô cứng của thân cỏ Lông tây ở nghiệm thức T2 và T4 tương đương nhau và thấp hơn so với nghiệm thức T7. Hình ảnh giải phẫu của lá ở nghiệm thức T7 cũng cho thấy số lượng mô cứng cao hơn so với nghiệm thức T2 và T4 làm cho diện tích mô có khả năng đồng hóa/quang hợp giảm. Sự kết hợp hài hoà giữa năng suất và chất lượng của cỏ Lông tây cần được xem xét trong giai đoạn từ 30 đến 60 ngày sau khi cắt.
Phùng Thị Hằng, Trần Nhân Dũng, Lương Thị Thu Thảo, 2012. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI ARTOCARPUS. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24a: 273-280
Trích dẫn: Phùng Thị Hằng, Phan Thành Đạt, Huỳnh Thanh Thiên, Trần Quốc Hão và Ngô Thanh Phú, 2018. Nghiên cứu sự đa dạng và phân bố cây làm thuốc mọc hoang tại Núi Cấm, An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6A): 42-48.
Trích dẫn: Phùng Thị Hằng, Cao Văn Vững, Nguyễn Thị Thùy Nhiên, Phan Thành Đạt, Trần Thị Ngọc Linh, Huỳnh Bảo Toàn và Phạm Đông Hải, 2019. Đa dạng thành phần loài cây có độc tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(6A): 42-50.
Trích dẫn: Phùng Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Diệu, Phan Thành Đạt, Nguyễn Thị Thùy Nhiên, Phạm Đông Hải và Nguyễn Kim Đua, 2020. Một số đặc điểm hình thái và giải phẫu của các loài thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae) mọc hoang tại Bảy Núi, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3A): 44-52.
Trích dẫn: Phùng Thị Hằng, Nguyễn Thị Thùy Nhiên, Phan Thành Đạt, Đỗ Tấn Khang và Nguyễn Trọng Hồng Phúc, 2020. Đa dạng hình thái và giải phẫu thực vật của hai loài cúc chỉ thiên Elephantopus mollis H.B.K. và Elephantopus scaber L. tại Bảy Núi, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4A): 44-53.
Phùng Thị Hằng, Nguyễn Bảo Toàn, 2011. NHÂN GIỐNG CÂY TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20b: 89-96
Phùng Thị Hằng, Nguyễn Bảo Toàn, 2011. ĐÁNH GIÁ ĐỘC TỐ NHÔM (AL) LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20b: 97-105
Tạp chí: KỶ YẾU HỘI THẢO NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TIỀM NĂNG DƯỢC LIỆU THUỘC HỌ ORCHIDACEAE (HỌ LAN), THEACEAE (HỌ TRÀ) VÀ ZINGIBERACEAE (HỌ GỪNG) Ở VIỆT NAM, NĂM 2023
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên