Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số Nông nghiệp 2014 (2014) Trang: 63-68
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 26/9/2014

Ngày chấp nhận: 07/11/2014

Title:

The prevalence of blood parasite in ducks and experimental treatment in some duck farms in Can Tho city and Dong Thap Province

Từ khóa:

Vịt, ký sinh trùng, Leucocytozoon simondi, Plasmodium spp., T.CORYZIN, HANCOC Cần Thơ, Đồng Tháp

Keywords:

Duck, parasite, Leucocytozoon simondi, Plasmodium spp., T.CORYZIN, HANCOC, Can Tho, Dong Thap

ABSTRACT

A total of 2288 blood samples of ducks were collected in 2 areas: Thoi Lai district, O Mon district of Can Tho city and Cao Lanh district, Cao Lanh city of Dong Thap province, and blood-smears were stained with Giemsa method and identified species of Leucocytozoon or Plasmodium according to the method of Pham Sy Lang (2005), Soulby (1999); the necropsy was performed on 78 ducks; and the experimental treatments of blood parasite disease were carried out in 3 duck flocks, using T.CORYZIN and HANCOC medicines. The results showed that the prevalence of hemoparasite infection was rather high at 26.35%, namely the prevalence of infection in Dong Thap province, and Can Tho city was 26.38%, and 26.34%; respectively. Notably, it increased according to the ages of ducks. Leucocytozoon simondi and Plasmodium spp. were detected in collected samples. Leucocytozoon simondi was main species infecting domestic ducks and it has a much higher prevalence than that of the others. Anemia, pale mucosa, stuntedness, green droppings, diarrhea, paralysis of the legs, and sometimes suddenly dead were recorded as the clinical signs of infected ducks. Through necropsy, we also detected hemorrhage and necrosis in lung and liver, enlargement in kidney and spleen of ducks. Both T.CORYZIN and HANCOC are effective after 14 to 21 days of treatment.

TóM TắT

Qua thu thập 2.288 mẫu máu vịt thịt tại 2 địa điểm huyện Thới Lai và quận Ô Môn thuộc thành phố Cần Thơ và huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp và kiểm tra sự hiện diện ký sinh trùng đường máu bằng phương pháp nhuộm Giemsa, tìm sự hiện diện của Leucocytozoon hoặc Plasmodium theo phương pháp của Phạm Sỹ Lăng (2005), Soulby (1999). 78 vịt được mổ khám tìm bệnh tích đặc trưng, tiến hành điều trị bệnh ký sinh đường máu trên 3 đàn vịt thịt với thuốc T.CORYZIN và HANCOC. Đàn vịt thịt nhiễm ký sinh trùng đường máu với tỷ lệ nhiễm chung khá cao chiếm 26,35%, cụ thể tỉnh Đồng Tháp là 26,38% và thành phố Cần Thơ là 26,34%. Tỷ lệ này tăng đồng biến theo lứa tuổi. Leucocytozoon simondi và Plasmodium spp. là 2 loài ký sinh trùng đường máu được tìm thấy trên vịt khảo sát. Trong đó, tỷ lệ nhiễm loài Leucocytozoon simondi là chủ yếu và cao hơn tỷ lệ nhiễm loài Plasmodium spp.. Về triệu chứng nhận thấy vịt bị nhiễm ký sinh trùng đường máu có biểu hiện thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, còi co?c, tiêu chảy phân xanh, liệt chân và có khi chết đột ngột. Về bệnh tích đại thể đã ghi nhận trên gan, phổi có nhiều nốt hoại tử và xuất huyết; lách sưng, thận sưng. Hai loại thuốc T.CORYZIN và HANCOC đều cho hiệu quả tốt sau 14 đến 21 ngày điều trị.

Các bài báo khác
Số 37 (2015) Trang: 6-10
Tải về
Số Nông nghiệp 2014 (2014) Trang: 69-73
Tải về
Số Nông nghiệp 2014 (2014) Trang: 74-78
Tải về
Số 2 (2015) Trang: 83-89
Tạp chí: Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...