Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trần Thị Thanh Hiền (2022) Trang: 58-89
Tạp chí: Dinh dưỡng và thức ăn một số loài cá bản địa ĐBSCL
Liên kết:

Cá lóc thuộc giống Channa, phân bố ở ĐBSCL, gồm có bốn loài là: cá
lóc bông (
Channa micropeltes), cá lóc đen hay cá lóc đồng (Channa striata),
cá dày (
Channa lucius) và cá chành dục (Channa gachua) (Yên và ctv., 1992;
Khoa & Hương, 1993; Định và ctv., 2013), trong đó cá lóc bông và cá lóc
đồng được phát triển nuôi. Cá lóc bông bắt đầu được nuôi trong lồng bè ở
ĐBSCL từ đầu thập niên 1960. Cá lóc đen bắt đầu nuôi từ thập niên 1990 và
được nuôi phổ biến đến nay. Cá lóc được nuôi trong ao đất, nuôi lồng bè, nuôi
trong bể lót bạt, vèo lưới, mương vườn và ruộng lúa tại các quốc gia Châu Á
(Ling, 1997; Sinh & Chung, 2010). Trong tự nhiên, cá lóc là loài ăn động vật,
chúng sử dụng nhiều loại thức ăn như rắn, ếch, nhái, cá, tôm, thân mềm, giun
đất, côn trùng và ấu trùng côn trùng (Lee & Ng, 1994). Trên thế giới, chưa
có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn chế biến cho cá lóc. Vì vậy,
để hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống (cá tạp), nghiên cứu về nhu cầu dinh
dưỡng và phát triển công thức thức ăn chế biến phù hợp là cần thiết, góp phần
thúc đẩy ngành sản xuất thức ăn công nghiệp và ương nuôi cá lóc bền vững.
Các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn tập trung vào qui trình chuyển đổi
thức ăn chế biến cho cá giống, nhu cầu dinh dưỡng và hiệu quả sử dụng thức
ăn của cá lóc giai đoạn nuôi thương phẩm. Để làm cơ sở phát triển công thức
thức ăn, các nghiên cứu về khả năng tiêu hóa, sử dụng nguyên liệu và một
số chất bổ sung rất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tế sản xuất. Chương
sách này được viết dựa trên nội dung về dinh dưỡng và thức ăn cho cá lóc đen
trong quyển sách “ Sinh học, sản xuất giống và nuôi cá lóc (
Channa striata)”

 
Các bài báo khác
Số 38 (2015) Trang: 101-108
Tải về
Số 26 (2013) Trang: 196-204
Tải về
Số 15a (2010) Trang: 207-213
Tải về
Số 22a (2012) Trang: 261-268
Tải về
Số Thủy sản 2014 (2014) Trang: 310-318
Tải về
Số 11a (2009) Trang: 390-397
Tải về
Số 11a (2009) Trang: 398-405
Tải về
Số 17a (2011) Trang: 50-59
Tải về
Số 03 (2005) Trang: 58-65
Tải về
Tập 55, Số 2 (2019) Trang: 96-103
Tải về
Số 03 (2005) Trang:
Tải về
Trần Thị Thanh Hiền (2022) Trang: 136-145
Tạp chí: Dinh dưỡng và thức ăn một số loài cá bản địa ĐBSCL
Trần Thị Thanh Hiền (2022) Trang: 146-159
Tạp chí: Dinh dưỡng và thức ăn một số loài cá bản địa ĐBSCL
Trần Thị Thanh Hiền (2022) Trang: 13-28
Tạp chí: Dinh dưỡng và thức ăn một số loài cá bản địa ĐBSCL
Trần Thị Thanh Hiền (2022) Trang: 123-135
Tạp chí: Dinh dưỡng và thức ăn một số loài cá bản địa ĐBSCL
Trần Thị Thanh Hiền (2022) Trang: 105-122
Tạp chí: Dinh dưỡng và thức ăn một số loài cá bản địa ĐBSCL
Trần Thị Thanh Hiền (2022) Trang: 90-104
Tạp chí: Dinh dưỡng và thức ăn một số loài cá bản địa ĐBSCL
Trần Thị Thanh Hiền (2022) Trang: 29-57
Tạp chí: Dinh dưỡng và thức ăn một số loài cá bản địa ĐBSCL
8 (2018) Trang: 200-205
Tạp chí: International Journal of Scientific and Research Publications
(2015) Trang:
Tạp chí: The 7th regional aquafeed forum, feed and feeding management for healthier aquaculture and profits, Can Tho University, 22-23 October 2015
1 (2012) Trang: 1
Tạp chí: IFS 2012
1 (2012) Trang: 1
Tạp chí: IFS 2012
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...