Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
(2018) Trang: 283-293
Tạp chí: Hội nghị khoa học và công nghệ chuyên ngành Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, giai đoạn 2013-2018, Địa điểm: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Thanh Trì, Hà Nội, Thời gian: 06-07/09/2018
Liên kết:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm (i) đánh giá hiệu quả của ứng dụng điện từ trường trong xử lý và cải thiện chất lượng nước tưới nhiễm mặn và (ii) tìm hiểu ảnh hưởng của nước tưới đã xử lý trên sinh trưởng và năng suất cây trồng, cải xanh (Brassica juncea L.) trồng trên đất phù sa nhiễm mặn. Ba mức độ nước tưới nhiễm mặn nhân tạo được pha loãng bằng nước sông từ nước “ót” (độ mặn 0, 3 và 5‰) được sử dụng cho xử lý từ tính bằng cách chạy 2 lần qua hệ thống xử lý điện từ trường tích hợp (2000-4000 Gaus, lưu lượng 2-3 m3/giờ). Thí nghiệm trồng cải trong chậu (chứa 10 kg đất nhiễm mặn) được bố trí gồm 2 nhân tố (CRD, 4 lặp lại) với hai loại nước tưới (nước sông không mặn và nước sông nhiễm mặn 3‰) với hai mức độ không và được xử lý điện từ trường. Kết quả cho thấy xử lý điện từ trường làm cải thiện rất ý nghĩa chất lượng nước tưới nhiễm mặn, giảm ý nghĩa độ mặn của nước, đặc biệt ở mức nhiễm mặn 3‰. Có sự gia tăng nhẹ trị số pH nước tưới nhiễm mặn sau khi xử lý từ trường (pH » 7,45) so với trước xử lý (pH » 7,35). Ngươc lại, độ dẫn điện (EC), tỷ số hấp phụ natri (SAR) và tổng chất rắn hòa tan (TDS) trong nước mặn sau xử lý thì giảm rất ý nghĩa (giảm 6,2%, 8,0% và 7,9% cho EC, SAR và TDS) so với nước mặn trước khi xử lý điện từ trường. Kết quả cũng cho thấy sự suy giảm ý nghĩa về hàm lượng các cation hòa tan (Na+, K+, Mg2+) trong nước tưới từ tính (ngoại trừ Ca2+) so với nước trước khi xử lý. Khuynh hướng giảm tương tự cũng được tìm thấy cho các muối hòa tan gốc SO42-, Cl-, HCO3- trong nước từ tính. Bước đầu cho thấy tưới nước mặn 3‰ được xử lý điện từ tính rất có hiệu quả trong việc gia tăng chiều cao cây (tăng 6,2%) và chiều rộng lá (tăng 12,1%), cải thiện năng suất tươi (tăng 6,6%) và sinh khối khô (tăng 12,0%) của cải thí nghiệm so với tưới trực tiếp nước mặn không qua xử lý điện từ tính. Kết quả này cho thấy kỹ thuật xử lý điện từ trường có thể được đề nghị ứng dụng nhằm xử lý các nguồn nước tưới nhiễm mặn kém chất lượng cho nông dân các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Các bài báo khác
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 169-176
Tải về
Số 11a (2009) Trang: 262-269
Tải về
Tập 54, Số 7 (2018) Trang: 70-78
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...