Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2017
Số tạp chí 13(2017) Trang: 18-23
Tạp chí: Tài nguyên và Môi trường
Liên kết:

Mô hình toán ba chiều (MIKE 3 FM HD và MIKE 3 FM MT) được thiết lập và xây dựng để mô phỏng đặc tính thủy lực (lưu lượng và mực nước) và động thái địa mạo đáy sông vùng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu cho kết quả mô phỏng thủy động lực dòng chảy và động thái địa mạo đoạn sông nghiên cứu với độ tin cậy cao. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình được đánh giá thông qua hệ số tương quan R2 và hệ số Nash-Sutcliffe EI cho thấy độ tin cậy của mô hình là rất cao (trên 96%). Điều này chứng tỏ rằng mô hình đã được thiết lập và xây dựng đảm bảo được độ chính xác cần thiết với bước thời gian tính toán lớn nhất là 30s và bước thời gian tính nhỏ nhất là 0.01s với hệ số nhám thủy lực cho toàn mô hình là Kn = 0.04. Kết quả mô phỏng đặc tính thủy lực tại điểm quan sát phù hợp với kết quả thực đo (hệ số Nash-Sutcliffe EI = 0.96 và hệ số tương quan R2 = 0.99). Ngoài ra, hệ số nhám thủy lực được áp dụng trong mô hình phù hợp với các nghiên cứu của sông/kênh tự nhiên trên nền phù sa ở vùng đồng bằng được xác định nằm trong khoảng 0.02 - 0.05 (Chow, 1959); điều này cho thấy mô hình có thể được sử dụng để mô phỏng động thái thủy lực dòng chảy trên sông phù sa, dưới ảnh hưởng của triều và chịu chi phối của nhiều tác đông bên ngoài. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc giảm lưu lượng ở thượng nguồn 10% và 20% và mực nước biển dâng ở hạ lưu 12cm, 25cm và 42 thì hình thái lòng dẫn đáy sông cũng bị thu hẹp khá nhiều so với trường hợp hiện trạng. Điều này cho thấy khi giảm lưu lượng nước ở thượng nguồn vùng nghiên cứu kết hợp với mực nước biển dâng (với giả thiết là nồng độ bùn cát về xem như không đổi) đã làm giảm khả năng tương tác của nước với các yếu tố gây ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của dòng sông so với trường hợp hiện trạng. Kết quả tính toán cho thấy với trường hợp hiện trạng thì hình thái lòng sông nghiên cứu có xu thế xói mòn nhiều hơn với các trường hợp thay đổi điều kiện biên lưu lượng ở thượng nguồn và mực nước ở hạ lưu. Kết quả cũng cho thấy mức độ xói mòn tùy thuộc vào các yếu tố thủy lực tại các vị trí và mặt cắt của đoạn sông vùng nghiên cứu.

Các bài báo khác
Số tạp chí 1(6)(2017) Trang: 13-21
Tạp chí: Phát triển Khoa học và Công nghệ
Số tạp chí 175(2017) Trang: 15-20
Tạp chí: Khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên
Số tạp chí 04(2017) Trang: 1-14
Tạp chí: TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ & KINH TẾ
Số tạp chí 6(2017) Trang: 1-5
Tạp chí: Khoa học và Công nghệ
Số tạp chí 11(2017) Trang: 69-75
Tạp chí: Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội số 11 năm 2017
Số tạp chí 126 - 3D(2017) Trang: 143-152
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Đại học Huế
Số tạp chí 13(2017) Trang: 190-195
Tạp chí: Tạp chí Công Thương
Số tạp chí 9(2017) Trang: 373-385
Tạp chí: Phát triển du lịch bền vững tại các tỉnh, thành phía Nam
Số tạp chí 06(2017) Trang: 6
Tạp chí: Khoa học và công nghệ


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...