Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2017
Số tạp chí 219(2017) Trang: 2-6
Tác giả: Đỗ Võ Anh Khoa
Tạp chí: KHKT Chăn nuôi
Liên kết:

Gà Tàu Vàng là giống gà địa phương được nuôi từ lâu đời và phổ biến ở khu vực phía Nam, đặc biệt là ở một số tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, TPHCM, Long An, Tiền Giang,... Gà Tàu Vàng có 3 kiểu màu lông chính là vàng rơm, vàng sẫm, và vàng rơm có đốm đen ở cổ-cánh-đuôi; da bàn chân vàng, quanh bàn chân có lông vũ sau chuyển dần thành lông ống; da vàng; thịt trắng; phần lớn gà có mào đơn đơn, một số con có mào nụ; nuôi con giỏi; sức kháng bệnh tự nhiên khá tốt; chất lượng thịt ngon; giá cả khá ổn định; phù hợp nhiều phương chăn nuôi khác nhau. Sức tăng trưởng của gà Tàu Vàng là khá tốt nếu cho ăn khẩu phần thức ăn công nghiệp (Đỗ Võ Anh Khoa, 2012; Đỗ Võ Anh Khoa & Nguyễn Minh Thông; 2013) có bổ sung lục bình (Đỗ Võ Anh Khoa & cs, 2014). Tuy nhiên, quần thể gà Tàu Vàng có khuynh hướng giảm nhanh rõ rệt, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu và bảo tồn đã được thực hiện (Nguyễn Văn Bắc & cs, 2005). Gần đây, khi mà chỉ thị phân tử được sử dụng rộng rãi trong công tác chọn giống ở các nước trên thế giới, các nhà khoa học Việt Nam cũng bắt đầu có những bước nghiên cứu cơ bản về mối quan hệ đa hình di truyền của một số gen với các nhóm tính trạng khác nhau ở gia súc gia cầm, làm cơ sở cho việc thiết kế chất chỉ thị phân tử hỗ trợ chọn lọc một số giống vật nuôi bản địa, trong đó có gà Tàu Vàng. Mục tiêu của bài viết này nhằm điểm lại các kết quả nghiên cứu về gen đã được nhóm nghiên cứu Trường Đại học Cần Thơ thực hiện trên gà Tàu Vàng trong nhiều năm qua.

Các bài báo khác
Số tạp chí 217(2017) Trang: 5-9
Tác giả: Đỗ Võ Anh Khoa
Tạp chí: KHKT Chăn nuôi
Số tạp chí 4 (542)(2017) Trang: 46-56
Tác giả: Trần Văn Minh
Tạp chí: Nghiên cứu văn học
Số tạp chí 191-192(2017) Trang:
Tạp chí: Tự động hóa ngày nay
Số tạp chí 7 (80)(2017) Trang: 114-120
Tạp chí: Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...